Thành phần
Paracetamol 500mg
Chlorpheniramin maleat 2mg
Phenylephrin HCl 10mg.
Chỉ định
Làm giảm các triệu chứng cảm thông thường như: nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu và sốt.
Liều dùng
Người lớn: Uống mỗi lần từ 1 - 2 viên, 4 - 6 giờ mỗi lần.
Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Uống mỗi lần 1 viên, 4 - 6 giờ mỗi lần.
Tác dụng phụ
Paracetamol
Paracetamol sử dụng theo chỉ dẫn hiếm khi gây ngộ độc hoặc các phản ứng phụ nghiêm trọng.
Các bệnh về máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, tiểu cầu.
Phản ứng quá mẫn: Phát ban, nổi mề đay, sốt.
Các phản ứng phụ khác: giảm glucose máu, vàng da.
Chlorpheniramin maleat:
Tác dụng không mong muốn của chlorpheniramin maleat khác nhau về mức độ và phạm vi ảnh hưởng, mặc dù ngộ độc trầm trọng hiếm khi xảy ra. Mỗi bệnh nhân có tính mẫn cảm khác nhau đối với các tác dụng không mong muốn của các thuốc này và các tác dụng này có thể biến mất khi tiếp tục điều trị. Chóng mặt, mệt mỏi, mất khả năng phối hợp và yếu cơ cũng có thể xảy ra. Ở một vài bệnh nhân, tác dụng an thần tự nhiên biến mất sau khi dùng thuốc kháng histamin từ 2 đến 3 ngày.
Phenylephrin HCl:
Có thể gây bồn chồn, lo lắng, hốt hoảng, yếu, chóng mặt, đau vùng thượng vị hay khó chịu, run, trụy hô hấp, xanh xao, nhợt nhạt. Thông báo cho bác sĩ về những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Chống chỉ định
Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Paracetamol:
Mẫn cảm với Paracetamol hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
Chlorpheniramin maleat:
Mẫn cảm với thuốc kháng histamin, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non, phụ nữ cho con bú, bệnh glaucom góc hẹp, loét đường tiêu hóa, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh hen suyễn, tắc cổ bàng quang, tắc môn vị - tá tràng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế monoamine oxidase (IMAO).
Phenylephrin HCl:
Chống chỉ định đối với bệnh nhân mẫn cảm với thuốc, bệnh nhân cao huyết áp nặng hay có bệnh nhịp nhanh tâm thất.
Nếu dùng cho bệnh nhân bị viêm gan hay viêm tụy cấp có thể làm tăng chứng thiếu máu cục bộ ở tụy hay gan.
Phenylephrin HCl không dùng cho bệnh nhân có bệnh huyết khối ngoại biên hay mạch màng treo ruột bởi vì chứng thiếu máu cục bộ có thể bị tăng lên và diện tích tổn thương bị mở rộng.
Trong trường hợp dùng chung với thuốc gây tê tại chỗ, Phenylephrin HCl không được dùng tại các vùng ở ngón tay, ngón chân, tai, mũi và cơ quan sinh dục ngoài.
Thận trọng khi sử dụng
Paracetamol: Suy yếu chức năng gan:
Nhiễm độc gan và suy gan nặng xảy ra ở những bệnh nhân nghiện rượu kinh niên khi dùng thuốc ở liều điều trị.
Độc tính trên gan là do ảnh hưởng cảm ứng men dẫn đến tăng sự tạo thành các chất chuyển hóa độc hại, hoặc do giảm lượng glutathion là chất kết hợp với các chất chuyển hóa độc hại.
Liều an toàn cho những bệnh nhân này chưa được xác định. Cảnh báo cho người nghiện rượu kinh niên là không dùng quá 2 g/ngày.
Chlorpheniramin maleat
Bệnh về hô hấp:
Nói chung, các chất kháng histamin không được chỉ định để điều trị làm giảm triệu chứng của các bệnh đường hô hấp dưới như bệnh hen suyễn, do tác dụng kháng cholinergic của chúng có thể làm đặc dịch tiết và khó long đờm. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng các chất kháng histamin có thể an toàn cho bệnh nhân hen suyễn với chứng viêm mũi kinh niên.
An thần, ức chế thần kinh trung ương:
Tránh dùng chung với các thuốc an thần và ức chế thần kinh trung ương ở bệnh nhân có tiền sử ngừng thở khi ngủ.
Phản ứng dị ứng:
Phản ứng quá mẫn có thể xảy ra, bất cứ biểu hiện dị ứng thuốc nào cũng có thể xảy ra. Phải có ngay epinephrin 1:1000 để cấp cứu. Tham khảo cách xử lý khi bị dị ứng cấp tính.
Người già:
Thuốc kháng histamin có thể gây ra chóng mặt, ngất, hạ huyết áp và lẫn lộn ở người già. Có thể giảm liều nếu cần.
Phụ nữ có thai:
Một vài trường hợp liên quan tới dị tật đã được phát hiện, tuy nhiên chưa có ý nghĩa lâm sàng. Sử dụng chlorpheniramin maleat khi thật sự cần thiết và khi đã cân nhắc giữa lợi ích mang lại và nguy cơ có thể gặp phải cho bào thai. Không sử dụng trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ. Trẻ sơ sinh và trẻ sinh thiếu tháng có thể gặp phản ứng nghiêm trọng (như co giật,....).
Phụ nữ cho con bú:
Sự có mặt của thuốc kháng histamin trong sữa mẹ chưa được báo cáo.
Trẻ em:
Quá liều thuốc kháng histamin có thể gây ảo giác, co giật và tử vong ở trẻ em. Các thuốc này có thể gây mất trí. Ngược lại, đối với trẻ sơ sinh có thể gây kích thích.
Phenylephrin HCl
Phụ nữ có thai:
- Dùng phenylephrin HCI cho bệnh nhân vào cuối thai kỳ hay sắp sinh có thể gây giảm oxy của thai và làm chậm nhịp tim thai nhi vì làm co tử cung và giảm tốc độ máu lưu thông trong tử cung. Nếu thuốc làm tăng huyết áp được dùng cùng với thuốc thúc sanh thì hiệu quả tăng huyết áp tăng lên và có thể có các phản ứng có hại trầm trọng.
- Các nghiên cứu trên sinh sản ở động vật chưa được thực hiện đối với phenylephrin HCI, cũng như chưa biết chắc rằng phenylephrin HCI có gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi hay không khi người mẹ mang thai uống thuốc này.
- Phenylephrin HCI chỉ nên dùng cho phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết, và khi đã cân nhắc giữa lợi ích chữa bệnh với tác hại đối với người mẹ và thai nhi.
Phụ nữ cho con bú:
Cho đến nay chưa biết thuốc có được phân bố vào sữa mẹ hay không vì vậy phải thận trọng đối với phụ nữ cho con bú.
Tương tác thuốc
Paracetamol
Khả năng gây nhiễm độc gan của Paracetamol có thể tăng lên khi dùng liều cao hay dùng trong thời gian dài bởi các tác nhân gây cảm ứng men gan.
Hiệu quả điều trị của Paracetamol có thể bị giảm khi dùng chung với: Barbiturat, Rifampin, Hydantoin, Carbamazepin, Sulfinpyrazon.
Cồn Ethanol: Khi uống cùng với thuốc có thể làm tăng khả năng gây độc khi uống liều lớn hay quá liều.
Than hoạt: uống ngay lập tức để giảm sự hấp thu Paracetamol.
Chlorpheniramin maleat
Các thuốc ức chế MAO có thể làm tăng tác dụng kháng cholinergic của các thuốc kháng histamin. Tác dụng cộng hưởng gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương có thể xuất hiện.
Phenylephrin HCl
Tác dụng làm tăng huyết áp của Phenylephrin giảm đi khi trước đó bệnh nhân đã dùng thuốc chẹn α - adrenegic như Phentolamin mesylat. Phentolamin có thể được dùng để điều trị cao huyết áp do quá trình dùng Phenylephrin HCl gây ra. Khi một chất gây co mạch được sử dụng kết hợp với các thuốc thúc đẻ tác dụng tăng huyết áp bị tăng lên. Nếu Phenylephrin HCl được dùng cho sản phụ trong quá trình sinh đẻ để làm mất tác dụng hạ huyết áp hoặc được thêm vào dung dịch gây tê tại chỗ, bác sĩ sản khoa nên chú ý rằng một vài thuốc thúc đẻ có thể gây cao huyết áp trầm trọng trong thời gian dài và có thể làm vỡ mạch máu não trong quá trình hậu sản. Các sản phẩm kết hợp chứa Phenylephrin HCl và một tác nhân kích thích thần kinh giao cảm gây giãn phế quản không nên dùng cùng với epinephrin hay các tác nhân kích thích thần kinh giao cảm khác bởi vì có thể gây ra tim đập nhanh hay loạn nhịp tim trầm trọng. Các tác dụng trên tim gây co mạch của Phenylephrin tăng lên khi trước đó dùng chất ức chế men monoamin oxidase vì sự chuyển hóa của Phenylephrin bị giảm. Atropin sulfat ngăn phản xạ nhịp tim chậm và làm tăng phản ứng co mạch gây ra bởi Phenylephrin HCl. Sự tăng áp lực máu có thể xảy ra nếu dùng Phenylephrin HCl cho bệnh nhân đang dùng sản phẩm tiêm alkaloid cựa lúa mạch như ergonovin maleat. Dùng thuốc furosemid hay thuốc lợi tiểu khác có thể làm giảm sự đáp ứng với chất gây tăng huyết áp như Phenylephrin HCl.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô mát, không quá 30°C
Chưa có bình luận