Thành Phần
Telmisartan 40mg
Chỉ định
Điều trị tăng huyết áp ở người lớn.
Phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người lớn:
- Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch có nguy cơ huyết khối động mạch như tiền sử bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên.
- Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tổn thương cơ quan đích.
Cách dùng
Telmisartan dùng 1 lần mỗi ngày bằng đường uống, có thể uống cùng hoặc không cùng thức ăn. Uống nguyên viên thuốc với nước, có thể dùng trước, trong hoặc sau bữa ăn.
Liều dùng
Liều dùng điều trị tăng huyết áp: Liều thường dùng có hiệu quả là 40 mg mỗi ngày 1 lần. Trường hợp không đạt được huyết áp mục tiêu thì có thể sử dụng liều tối đa 80 mg/ngày. Ngoài ra, telmisartan có thể phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazide như hydrochlorothiazide, có thể làm tăng hiệu quả hạ huyết áp.
Phòng ngừa bệnh tim mạch: Liều khuyến cáo là 80 mg mỗi ngày 1 lần. Hiệu quả của việc sử dụng liều nhỏ hơn 80 mg trong phòng ngừa bệnh tim mạch chưa được chứng minh, cần theo dõi sát huyết áp bệnh nhân khi sử dụng thuốc và chỉnh liều thuốc hạ huyết áp khi cần.
Bệnh nhân suy thận: Ở bệnh nhân suy thận nặng, chạy thận nhân tạo, liều khởi đầu thấp 20 mg x 1 lần/ngày được khuyến cáo. Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình.
Bệnh nhân suy gan: Telmisartan chống chỉ định ở những bệnh nhân bị suy gan nặng. Ở bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình, liều không vượt quá 40 mg mỗi ngày 1 lần.
Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều cho người lớn tuổi.
Trẻ em và thanh thiếu niên nhỏ hơn 18 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả chưa được chứng minh.
Tác dụng phụ
Các phản ứng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ và phù mạch hiếm khi xảy ra (1/10.000 < ADR < 1/1.000) và suy thận cấp. Tỷ lệ các phản ứng này không liên quan đến liều và không liên quan với giới tính, tuổi tác hay chủng tộc của bênh nhân.
Nhiễm khuẩn và ký sinh trùng:
- Ít gặp: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu bao gồm viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm viêm họng.
- Hiếm gặp: Nhiễm khuẩn huyết có thể gây tử vong.
Máu và hệ bạch huyết:
- Hiếm gặp: Bệnh thiếu máu.
- Ít gặp: Tăng bạch cầu ưa acid, giảm tiểu cầu.
Chuyển hóa và dinh dưỡng:
- Ít gặp: Hạ kali huyết và viêm tai.
- Hiếm gặp: Hạ đường huyết (ở bệnh nhân đái tháo đường).
Rối loạn tâm thần:
- Ít gặp: Mất ngủ, trầm cảm.
- Hiếm gặp: Lo âu.
Thần kinh:
- Ít gặp: Ngất.
- Hiếm gặp: Ngủ mơ màng.
Mắt:
- Ít gặp: Rối loạn tầm nhìn.
Tai và mê đạo:
Tim:
- Ít gặp: Nhịp tim chậm.
- Hiếm gặp: Nhịp tim nhanh.
Mạch máu:
- Ít gặp: Hạ huyết áp, hạ huyết áp thế đứng.
Hô hấp, ngực và trung thất:
- Ít gặp: Khó thở, họ.
- Hiếm gặp: Bệnh phổi kẽ.
Tiêu hóa:
- Ít gặp: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, nôn ói.
- Hiếm gặp: Khô miệng, khó chịu dạ dày, loạn vị giác.
Gan mật:
- Hiếm gặp: Bất thường chức năng gan.
Rối loạn da và mô dưới da:
- Ít gặp: Ngứa, tăng tiết mồ hôi, phát ban.
- Hiếm gặp: Phù mạch (cũng có kết quả gây tử vong), eczema, ban đỏ, mày đay.
Cơ xương và mô liên kết:
- Ít gặp: Đau lưng (ví dụ đau dây thần kinh hông), co thắt cơ, đau cơ.
- Hiếm gặp: Đau khớp, đau ở chân tay, đau gần.
Thận và tiết niệu:
- Ít gặp: Suy thận bao gồm cả suy thận cấp.
Chung:
- Ít gặp: Đau ngực, suy nhược.
- Hiếm gặp: Bệnh giống cúm.
Xét nghiệm:
- Ít gặp: Tăng creatinine huyết.
- Hiếm gặp: Giảm hemoglobin, tăng acid uric huyết, tăng men gan và tăng creatine phosphokinase.
Chưa có bình luận