Thành phần
Fexofenadin HCl 30mg
Chỉ định
Thuốc được dùng riêng cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi.
Điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa.
Điều trị các biểu hiện ngoài da không biến chứng của mày đay vô căn mạn tính. Thuốc làm giảm ngứa và số lượng dát mày đay một cách đáng kể.
Liều dùng
Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: Liều khuyên dùng 1 viên/lần, 2 lần mỗi ngày.
Trẻ em bị suy thận: Liều khởi đầu khuyên dùng là 1 viên/ngày.
Bệnh nhi suy gan: không cần điều chỉnh liều.
Tính hiệu quả của fexofenadin trên trẻ dưới 6 tuổi vẫn chưa được xác định.
Thuốc dùng thường uống với nước và trước bữa ăn.
Tác dụng phụ
Phù mặt/môi/lưỡi hoặc cổ họng, và khó thở, vì đây có thể là những dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Thường gặp:
Buồn ngủ (1,3 - 2,2%), mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt; Buồn nôn, khó tiêu
Dễ bị nhiễm siêu vi (cảm, cúm), đau bụng kinh, dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, ngứa họng, ho, sốt, viêm tai giữa, viêm xoang, đau lưng.
Chống chỉ định
Chống chỉ định trên bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Không khuyên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi vì nguy cơ bị hốc.
Thận trọng khi sử dụng
Cần thận trọng và điều chỉnh liều thích hợp khi dùng thuốc cho người có chức năng thận suy giảm vì nồng độ thuốc trong huyết tương tăng do thời gian bán thải kéo dài.
Cần thận trọng khi dùng cho người bị bệnh tim, vì thuốc này có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường.
Độ an toàn và tính hiệu quả của fexofenadin chưa được đánh giá trên trẻ em dưới 6 tuổi.
Không tự ý dùng thêm thuốc kháng histamin H1 khác khi đang sử dụng fexofenadin.
Cần ngưng fexofenadin ít nhất 24-48 giờ trước khi tiến hành các thử nghiệm kháng nguyên tiêm trong da.
Dùng fexofenadin làm bệnh vẩy nến tăng lên.
Tương tác thuốc
Erythromycin và ketoconazol làm tăng nồng độ fexofenadin trong huyết tương nhưng không làm thay đổi khoảng QT.
Thuốc kháng acid chứa nhôm và magnesi nếu dùng đồng thời với fexofenadin sẽ làm giảm hấp thu thuốc, vì vậy phải dùng các thuốc này cách nhau khoảng 2 giờ.
Nồng độ fexofenadin có thể bị tăng do verapamil, các chất ức chế p-glycoprotein.
Fexofenadin có thể làm tăng nồng độ cồn, các chất an thần hệ thần kinh trung ương, các chất kháng cholinergic.
Tránh dùng fexofenadin với rượu vì làm tăng nguy cơ an thần (ngủ).
Fexofenadin có thể làm giảm nồng độ các chất ức chế acetylcholoinesterase (ở thần kinh trung ương), betahistin.
Fexofenadin có thể bị giảm nồng độ bởi các chất ức chế acetylcholinesterase (ở thần kinh trung ương), amphetamin, các chất kháng acid, nước ép quả bưởi, rifampin.
Nước hoa quả (cam, bưởi, táo) có thể làm giảm sinh khả dụng của fexofenadin đến 36%.
Chưa có bình luận