Hoạt chất: Risperidone 1mg
Xuất xứ | Ý |
Thương hiệu | Janssen |
Qui cách | Hộp 60 viên |
Số lượng |
|
Risperidone 1mg.
- Bệnh tâm thần phân liệt.
- Các đợt hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực.
- Rối loạn hành vi ở trẻ em và thiếu niên bị thiểu năng hoặc chậm phát triển trí não.
- Dễ bị kích thích liên quan đến bệnh tự kỷ.
- Tâm thần phân liệt:
+ Người lớn: ngày đầu uống 2 viên, ngày 2 tăng thành uống 4 viên và tiếp tục duy trì với liều này. Liều thông thường mỗi ngày đáp ứng tốt với người bệnh là 4-6 viên/ngày.
+ Người lớn tuổi (>65 tuổi): khởi đầu mỗi ngày dùng 1 viên chia làm 2 lần. Sau đó hiệu chỉnh dần cho đến liều 2-4 viên/ngày chia làm 2 lần.
+ Thanh thiếu niên: khởi đầu mỗi ngày dùng 0.5mg uống sáng hoặc tối. Có thể hiệu chỉnh tăng 0.5-1mg/ngày trong thời gian ít nhất 1 ngày cho đến liều 3mg/ngày.
- Các đợt hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực:
+ Người lớn: khởi đầu mỗi ngày uống 2-3 viên. Có thể hiệu chỉnh tăng 1 viên/ngày trong thời gian ít nhất 1 ngày. Liều hiệu quả là 1-6 viên/ngày.
+ Trẻ em và thanh thiếu niên: khởi đầu mỗi ngày dùng 0.5mg uống sáng hoặc tối. Có thể hiệu chỉnh tăng 0.5-1mg/ngày trong thời gian ít nhất 1 ngày cho đến liều 2,5mg/ngày. Liều hiệu quả là 0,5-6mg/ngày.
- Rối loạn hành vi ở trẻ và thanh thiếu niên:
+ Người nặng ≥ 50kg: khởi đầu uống mỗi ngày 0,5mg. Có thể hiệu chỉnh tăng 0,5mg/ngày trong thời gian ít nhất 2 ngày. Liều hiệu quả là 1mg/ngày.
+ Người nặng < 50kg: dạng viên nén 1mg không phù hợp để sử dụng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp.
- Dễ bị kích thích liên quan đến bệnh tự kỷ:
+ Với người nặng ≥ 20kg: khởi đầu dùng mỗi ngày 0,5mg. Có thể hiệu chỉnh thêm 0,5mg ở ngày thứ 4 và duy trì mức liều này đến hết 2 tuần đầu điều trị. Chỉ tăng liều khi người bệnh không đạt đáp ứng lâm sàng. Nếu tăng thì tăng mỗi lần 0,5mg trong ít nhất 2 tuần.
+ Với người nặng < 20kg: dạng viên nén 1mg không phù hợp để sử dụng. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Rất thường gặp:
- Mất ngủ.
- Hội chứng Parkinson, đau đầu.
Thường gặp:
- Viêm phế quản, viêm xoang, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tăng cân.
- Tăng nồng độ Prolactin trong máu.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Trầm cảm, lo âu.
- Chóng mặt, run.
- Nhìn mờ.
- Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp.
- Ho, khó thở, chảy máu cam.
- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu.
- Dị ứng da.
- Đau xương khớp.
- Đi tiểu nhiều.
Ít gặp:
- Viêm bàng quang, viêm Amidan.
- Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
- Phản ứng quá mẫn.
- Tăng Cholesterol máu, tăng đường huyết.
- Gặp ác mộng.
- Giảm ham muốn.
- Thiếu máu não, co giật, ngất.
- Khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
- Chóng mặt, ù tai.
- Block nhĩ thất.
- Hạ huyết áp.
- Nổi mày đay.
- Bí tiểu, tiểu khó.
- Rối loạn cương dương.
Risperdal được chống chỉ định đối với những bệnh nhân quá mẫn với thuốc.
Bệnh nhân lớn tuổi có sa sút trí tuệ
Tỉ lệ tử vong chung: bệnh nhân lớn tuổi có sa sút trí tuệ được điều trị với thuốc chống loạn thần không điển hình có gia tăng tỉ lệ tử vong so với giả dược theo phân tích gộp 17 thử nghiệm lâm sàng có đối chứng với các thuốc chống loạn thần không điển hình bao gồm cả Risperdal. Ở các nghiên cứu Risperdal có đối chứng với giả dược, tỉ lệ tử vong là 4,0% ở nhóm điều trị Risperdal, so với 3,1% ở nhóm điều trị với giả dược. Khoảng tuổi trung bình của những bệnh nhân tử vong là 86 tuổi (khoảng 67 - 100 tuổi).
Dùng cùng lúc với furosemide: cũng trong các nghiên cứu Risperdal có so sánh với giả dược ở người lớn tuổi có sa sút trí tuệ, những bệnh nhân được điều trị với furosemide và risperidone, có tỉ lệ tử vong cao hơn (7,3%, tuổi trung bình 89 tuổi, khoảng tuổi 75 - 97 tuổi) so với điều trị risperidone đơn thuần (3,1%, tuổi trung bình 84, khoảng tuổi 70 - 96) hay dùng furosemide đơn thuần (4,1%, tuổi trung bình 80, khoảng tuổi 67 - 90). Sự gia tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân được điều trị bằng furosemide kèm risperidone được ghi nhận ở 2 trong 4 thử nghiệm lâm sàng.
Không có cơ chế sinh bệnh học nào được xác định rõ ràng để giải thích điều này và không có nguyên nhân gây chết được ghi nhận. Tuy nhiên, thận trọng phải được đặt ra và việc cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của sự phối hợp thuốc này phải được xem xét kỹ trước khi quyết định dùng. Không có sự gia tăng tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân đang dùng những thuốc lợi tiểu khác phối hợp với risperidone. Bất kể việc điều trị như thế nào, sự mất nước là một nguy cơ cao cho tử vong và vì thế cần phải tránh mất nước một cách cẩn thận ở những bệnh nhân lớn tuổi kèm sa sút trí tuệ.
Tác dụng phụ lên mạch máu não (CAE): trong những thử nghiệm có so sánh với giả dược ở người lớn tuổi có sa sút trí tuệ, tỉ lệ tác dụng phụ trên mạch máu não (tai biến mạch máu não và thiếu máu cục bộ thoáng qua) kể cả tử vong ở bệnh nhân được điều trị bằng Risperdal cao hơn so với bệnh nhân dùng giả dược (tuổi trung bình là 85 tuổi: từ 73 - 97 tuổi).
Hạ huyết áp tư thế:
Do tác dụng chẹn alpha của risperidone, chứng hạ huyết áp (tư thế đứng) có thể xảy ra, đặc biệt trong giai đoạn điều chỉnh liều ban đầu. Chứng hạ huyết áp có ý nghĩa trên lâm sàng đã được ghi nhận sau khi đưa thuốc ra thị trường khi risperidone được dùng cùng với thuốc điều trị tăng huyết áp. Risperdal nên được dùng thận trọng đối với những bệnh nhân được biết có bệnh về tim mạch (ví dụ như suy tim, nhồi máu cơ tim, bất thường về dẫn truyền, mất nước, giảm thể tích máu hoặc bệnh mạch máu não) và liều dùng nên được điều chỉnh từ từ như đã được khuyến cáo (xem phần Liều lượng và Cách dùng). Nên xem xét việc giảm liều nếu hạ huyết áp xảy ra.
Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính và mất bạch cầu hạt:
Các biến cố giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính và mất bạch cầu hạt đã được báo cáo với những thuốc chống loạn thần, bao gồm cả Risperdal. Mất bạch cầu hạt rất hiếm (<1/10000 bệnh nhân) trong các nghiên cứu sau khi đưa thuốc ra thị trường.
Bệnh nhân có tiền sử giảm bạch cầu có ý nghĩa lâm sàng hoặc dùng các thuốc gây nên giảm bạch cầu/giảm bạch cầu trung tính phải được theo dõi trong những tháng đầu điều trị và phải cân nhắc ngừng ngay Risperdal khi có dấu hiệu giảm bạch cầu có ý nghĩa lâm sàng mà không phải do các nguyên nhân khác.
Bệnh nhân có giảm bạch cầu trung tính có ý nghĩa lâm sàng phải được theo dõi chặt chẽ tình trạng sốt hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng và được điều trị ngay lập tức nếu các dấu hiệu này xảy ra. Bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính nặng (số lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối < 1×109/L) phải dừng Risperdal và theo dõi số lượng bạch cầu đến khi bình thường.
Huyết khối tĩnh mạch:
Các trường hợp huyết khối tĩnh mạch (VTE) đã được báo cáo với các thuốc chống loạn thần. Vì bệnh nhân điều trị các thuốc chống loạn thần thường có các yếu tố nguy cơ mắc phải cho VTE, nên tất cả các yếu tố nguy cơ có thể có của VTE phải được phát hiện trước và trong quá trình điều trị Risperdal và có các biện pháp phòng ngừa.
Rối loạn vận động muộn/triệu chứng ngoại tháp:
Những thuốc có tính chất đối kháng thụ thể dopamine có liên quan với việc gây ra rối loạn vận động muộn đặc trưng bởi: các cử động nhịp nhàng không tự ý, chủ yếu ở lưỡi và/hoặc ở mặt. Đã có báo cáo rằng sự xuất hiện các triệu chứng ngoại tháp là một yếu tố nguy cơ cho việc phát triển rối loạn vận động muộn. Nếu những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn vận động muộn xảy ra, việc ngừng sử dụng tất cả các thuốc chống loạn thần nên được xem xét.
Hội chứng thần kinh ác tính của thuốc an thần kinh:
Hội chứng thần kinh ác tính do các thuốc an thần kinh, đặc trưng bởi sốt cao, co cứng cơ, sự không ổn định về thần kinh tự động, rối loạn ý thức và tăng nồng độ creatine phosphokinase huyết thanh đã được báo cáo xảy ra với các thuốc chống loạn thần. Dấu hiệu đi kèm có thể bao gồm myoglobin niệu (tiêu cơ vân) và suy thận cấp. Trong trường hợp này tất cả các thuốc chống loạn thần, kể cả Risperdal, nên ngưng sử dụng.
Bệnh Parkinson và sa sút trí tuệ thể Lewy:
Bác sĩ cần phải cân nhắc nguy cơ so với ích lợi của thuốc khi kê toa những thuốc chống loạn thần, kể cả Risperdal, đối với bệnh nhân Parkinson hay sa sút trí tuệ thể Lewy (DLB, Dementia Lewy Bodies) vì cả 2 nhóm có thể có nguy cơ cao bị Hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh cũng như tăng độ nhạy cảm với liệu pháp chống loạn thần. Sự biểu lộ tăng nhạy cảm có thể bao gồm: lú lẫn, lơ mơ, không ổn định tư thế với việc thường xuyên ngã, cộng với các triệu chứng ngoại tháp.
Tăng đường huyết và đái tháo đường:
Tăng đường huyết, đái tháo đường và làm nặng lên bệnh đái tháo đường sẵn có đã được ghi nhận trong quá trình điều trị với Risperdal. Ở một vài trường hợp, sự gia tăng trọng lượng cơ thể trước đó đã được báo cáo có thể là một yếu tố thúc đẩy. Sự liên quan với tình trạng nhiễm toan ceton đã được báo cáo rất hiếm và hiếm gặp với hôn mê do đái tháo đường. Việc theo dõi lâm sàng thích hợp được khuyến cáo phù hợp với các hướng dẫn sử dụng thuốc chống loạn thần. Bệnh nhân được điều trị với bất kỳ thuốc chống loạn thần không điển hình nào, bao gồm cả Risperdal, cần được theo dõi các triệu chứng tăng đường huyết (như là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và mệt mỏi) và bệnh nhân bị đái tháo đường phải được theo dõi thường xuyên để phát hiện sự mất kiểm soát đường huyết.
Tăng cân:
Tăng cân nhiều đã được báo cáo. Nên theo dõi cân nặng khi sử dụng Risperdal.
Khoảng QT:
Cũng giống như các thuốc chống loạn thần khác, phải thận trọng khi kê đơn Risperdal cho những bệnh nhân có tiền sử loạn nhịp tim, những bệnh nhân có hội chứng QT kéo dài bẩm sinh, và những bệnh nhân dùng cùng với các thuốc được biết làm kéo dài khoảng QT.
Chứng cương dương vật:
Những thuốc chẹn alpha-adrenergic đã được báo cáo gây nên chứng cương dương vật. Triệu chứng này đã được báo cáo ở bệnh nhân dùng Risperdal trong các khảo sát sau khi đưa thuốc ra thị trường (xem mục Tác dụng phụ).
Điều hòa nhiệt độ cơ thể:
Mất khả năng làm giảm nhiệt độ trung tâm cơ thể là đặc tính của các thuốc chống loạn thần. Cần có các biện pháp chăm sóc thích hợp đối với bệnh nhân được kê Risperdal trong các tình trạng có thể làm tăng nhiệt độ trung tâm cơ thể, ví dụ: tập thể dục quá mức, tiếp xúc với nguồn nhiệt quá nóng, đang dùng kèm các thuốc kháng cholinergic, hoặc bệnh nhân bị mất nước.
Tác động chống nôn:
Tác động chống nôn đã thấy trong các nghiên cứu tiền lâm sàng với risperidone. Tác động này, nếu xảy ra trên người, có thể che mờ các dấu hiệu và triệu chứng quá liều của 1 số thuốc nhất định hoặc các bệnh như tắc ruột, hội chứng Reye và u não.
Co giật:
Cũng như các thuốc chống loạn thần khác, Risperdal phải được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc trong các điều kiện có khả năng làm giảm ngưỡng co giật.
Hội chứng nhão mống mắt trong phẫu thuật:
Hội chứng nhão mống mắt trong phẫu thuật (IFIS) được quan sát thấy trong phẫu thuật đục thủy tinh thể ở bệnh nhân được điều trị với thuốc có tác động đối vận với α1 – adrenergic, bao gồm Risperdal (xem phần Tác dụng ngoại ý).
IFIS có thể làm tăng nguy cơ biến chứng về mắt trong và sau phẫu thuật. Việc dùng thuốc có tác động đối vận với α1-adrenergic hiện tại hoặc trước đây cần được bác sĩ phẫu thuật nhãn khoa biết trước khi làm phẫu thuật. Lợi ích tiềm tàng của việc ngưng liệu pháp điều trị với chẹn α1 trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể chưa thể xác định và nên cân nhắc lợi ích so với nguy cơ của việc ngưng liệu pháp điều trị chống loạn thần.
Khác: Xem phần “Liều lượng và cách dùng – Tâm thần phân liệt” để biết liều dùng cụ thể ở người lớn tuổi, phần “Liều lượng và cách dùng – Hưng cảm do rối loạn lưỡng cực” ở người lớn tuổi bị hưng cảm do rối loạn lưỡng cực, phần “Liều lượng và cách dùng – Rối loạn cư xử và hành vi phá hoại khác” cho trẻ em có rối loạn cư xử và hành vi phá hoại, phần “Liều lượng và cách dùng – Tự kỷ” cho bệnh nhân suy gan, suy thận.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Risperdal có thể ảnh hưởng đến những hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo về tinh thần. Do đó, những bệnh nhân đang dùng Risperdal được khuyên không nên lái xe hoặc vận hành máy móc cho đến khi biết rõ sự nhạy cảm của họ.
Thời kỳ mang thai
Độ an toàn của Risperdal khi sử dụng cho phụ nữ có thai chưa được xác định. Mặc dù qua thử nghiệm trên động vật, risperidone không cho thấy độc tính trực tiếp trên sự sinh sản, một số tác dụng gián tiếp qua trung gian của prolactin và hệ thần kinh trung ương đã được ghi nhận. Tác động gây quái thai của risperidone không được ghi nhận ở bất cứ nghiên cứu nào. Trẻ sơ sinh phơi nhiễm các thuốc chống loạn thần (bao gồm cả Risperdal) trong 3 tháng cuối của thai kỳ có nguy cơ có triệu chứng ngoại tháp và/hoặc triệu chứng “cai thuốc” ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau sau khi sinh. Những triệu chứng này ở trẻ sơ sinh bao gồm kích động, tăng trương lực cơ, giảm trương lực cơ, run, buồn ngủ, khó thở, hoặc khó bú. Do đó, chỉ nên dùng Risperdal trong lúc mang thai nếu lợi ích điều trị hơn hẳn nguy cơ. Nếu cần ngừng thuốc trong thai kỳ, không nên ngừng đột ngột.
Thời kỳ cho con bú
Ở những nghiên cứu trên động vật, risperidone và 9-hydroxy-risperidone được bài tiết qua sữa. Điều này cũng đã được xác định trên người, risperidone và 9-hydroxy-risperidone được bài tiết qua sữa mẹ. Do đó, phụ nữ đang dùng Risperdal không nên cho con bú.
Tương tác liên quan đến dược lực học
Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương và alcohol:
Do Risperdal có tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương vì vậy nên thận trọng khi dùng với các thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương hoặc alcohol.
Levodopa và chất đối kháng dopamine:
Risperdal có thể đối kháng tác động của Levodopa và các chất đồng vận dopamine khác.
Thuốc có tác dụng hạ huyết áp:
Sau khi thuốc đưa ra thị trường, nhận thấy có hạ huyết áp rõ rệt trên lâm sàng khi dùng cùng với thuốc điều trị tăng huyết áp.
Thuốc được biết làm kéo dài khoảng QT:
Thận trọng khi kê đơn Risperdal với các thuốc được biết làm kéo dài khoảng QT.
Tương tác liên quan đến dược động học
Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu của Risperdal:
Risperidone được chuyển hóa chủ yếu qua CYP2D6, và một phần nhỏ qua CYP3D4. Cả risperidone và hoạt chất chuyển hóa còn hoạt tính 9-hydroxy-risperidone đều là chất nền của P-glycoprotein (P-gp). Các chất làm thay đổi hoạt động của CYP2D6, hoặc chất ức chế mạnh CYP3D4 và/hoặc hoạt tính của P-gp, có thể ảnh hưởng đến dược động học phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone.
Thuốc ức chế mạnh CYP2D6:
Dùng đồng thời Risperdal với các thuốc ức chế mạnh CYP2D6 có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương của risperidone, nhưng ít ảnh hưởng trên phần thuốc có hoạt tính chống loạn thần. Liều cao của các chất ức chế mạnh CYP2D6 có thể làm tăng nồng độ phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone (ví dụ: paroxetine, xem bên dưới). Khi dùng đồng thời paroxetine hoặc chất ức chế mạnh CYP2D6 khác, đặc biệt là ở liều cao, lúc bắt đầu hoặc lúc ngừng sử dụng, thì bác sĩ nên đánh giá lại liều của Risperdal.
Chất ức chế CYP3A4 và hoặc chất ức chế P-gp:
Dùng đồng thời Risperdal với chất ức chế mạnh CYP3A4 và/hoặc P-gp có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone. Bác sĩ nên đánh giá lại liều của Risperdal khi dùng đồng thời itraconazole hoặc chất ức chế mạnh CYP3A4 và/hoặc P-gp ở thời điểm bắt đầu sử dụng hoặc lúc ngưng sử dụng.
Chất cảm ứng CYP3A4 và/hoặc P-gp:
Dùng đồng thời Risperdal với chất cảm ứng mạnh CYP3A4 và/hoặc P-gp có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone. Bác sĩ nên đánh giá lại liều của Risperdal khi dùng đồng thời carbamazepine hoặc chất cảm ứng CYP3A4 và/hoặc P-gp ở thời điểm bắt đầu sử dụng hoặc lúc ngưng sử dụng.
Thuốc gắn kết cao với protein:
Khi Risperdal được uống cùng với các thuốc gắn kết cao với protein thì không có sự thế chỗ lẫn nhau có ý nghĩa về mặt lâm sàng của bất cứ thuốc nào từ protein huyết tương.
Khi sử dụng đồng thời, nên xem xét thông tin về con đường chuyển hóa và có thể điều chỉnh liều nếu cần.
Đối tượng trẻ em:
Các nghiên cứu về tương tác thuốc chỉ được thực hiện trên người trưởng thành. Các kết quả nghiên cứu tương đương trên bệnh nhân nhi là chưa được biết tới.
Các thuốc chống virus:
Các chất ức chế protease: Không có sẵn nghiên cứu chính thức nào; tuy nhiên vì ritonavir là chất ức chế mạnh CYP3A4 và là chất ức chế yếu CYP2D6 nên các chất ức chế ritonavir và ritonavir-boosted protease có tiềm năng làm tăng nồng độ phần hoạt tính chống loạn thần của risperidone.
Thuốc chẹn beta:
Một vài thuốc chẹn beta có thể làm tăng nồng độ huyết tương của risperidone nhưng không tăng nồng độ phần có hoạt tính chống loạn thần của risperidone.
Ức chế kênh Calci:
Verapamil (chất ức chế trung bình CYP3A4 và ức chế P-gp) làm tăng nồng độ huyết tương của risperidone và phần chất có hoạt tính chống loạn thần.
Digitalis Glycoside:
Risperidone không cho thấy ảnh hưởng liên quan lâm sàng tới dược động học của digoxin.
Thuốc lợi tiểu:
Furosemide: xem phần Cảnh báo về tỷ lệ tử vong tăng ở bệnh nhân lớn tuổi bị sa sút trí tuệ khi uống đồng thời với thuốc lợi tiểu.
Các thuốc dạ dày ruột:
Các chất đối kháng thụ thể H2: cimetidine và ranitidine là 2 chất ức chế yếu CYP2D6 và CYP3A4, làm tăng sinh khả dụng của risperidone ở mức không đáng kể, chỉ ở phần hoạt tính chống loạn thần.
Lithium:
Risperidone không thể hiện ảnh hưởng liên quan tới lâm sàng trên dược động học của lithium.
SSRI và thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Fluoxetine (chất ức chế CYP2D6 mạnh) làm tăng nồng độ huyết tương của risperidone nhưng ảnh hưởng mức độ ít hơn đối với phần hoạt tính chống loạn thần.
Paroxetine (chất ức chế CYP2D6 mạnh) làm tăng nồng độ huyết tương của risperidone, nhưng ở liều đến 20 mg/ngày, ảnh hưởng mức độ ít hơn đối với phần có hoạt tính chống loạn thần. Tuy nhiên, liều paroxetine cao hơn có thể làm tăng nồng độ của phần hoạt tính chống loạn thần risperidone.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm tăng nồng độ risperidone nhưng không tăng phần hoạt tính chống hướng thần. Amitriptyline không ảnh hưởng tới dược động học của risperidone hoặc phần hoạt tính chống loạn thần.
Sertraline (chất ức chế yếu CYP2D6) và fluvoxamine (chất ức chế yếu CYP3A4) ở liều 100 mg/ngày không liên quan tới sự thay đổi đáng kể nào về mặt lâm sàng đối với nồng độ phần hoạt tính chống loạn thần risperidone. Tuy nhiên, liều cao hơn 100 mg/ngày của sertraline hoặc fluvoxamine có thể làm tăng nồng độ của phần chất hoạt tính chống loạn thần risperidone.
Bảo quản nhiệt độ không quá 30°C.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Không dùng thuốc quá hạn dùng ghi trên bao bì.
0 sao trung bình của 0 đánh giá.
Vui lòng xác nhận bạn là dược sĩ, bác sĩ chuyên viên y khoa cần tìm hiểu về sản phẩm
Thông tin mô tả tại đây chỉ mang tính chất trợ giúp người đọc hiểu hơn về sản phẩm, không nhằm mục đích quảng cáo.
Các sản phẩm kê đơn không được phép mua online, chỉ được mua khi có đơn thuốc từ bác sĩ.
Đăng ký nhận thông tin khuyến mãi
Chưa có bình luận