Thành phần:
Metformin hydroclorid 1000mg
Chỉ định:
Ðiều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (tuýp 2) khi chế độ ăn uống và tập thể dục không thể kiểm soát được đường huyết.
Liều lượng - Cách dùng
- Người lớn: Liều khởi đầu thông thường là 500mg/lần/ngày trong bữa ăn tối. Mức độ tăng liều chỉ nên ở trong khoảng thêm 500mg mỗi tuần và tối đa lên đến 2000mg/lần/ngày. Nếu không đạt được mức kiểm soát đường huyết với liều 2000mg/lần/ngày nên thử với liều 1000mg x 2 lần/ngày.
- Liều khởi đầu ở những bệnh nhân chuyển từ dạng viên metformin phóng thích tức thời sang phóng thích chậm là tương đương với nhau. Bệnh nhân đã điều trị với liều 2000mg metformin mỗi ngày thì không cần thiết chuyển sang dạng phóng thích chậm.
- Nếu dự định chuyển từ một thuốc trị đái tháo đường khác sang, cần ngưng dùng thuốc này và sử dụng với liều như hướng dẫn ở trên.
- Phối hợp với insulin: Có thể phối hợp metformin và insulin để đạt kiểm soát đường huyết tốt hơn. Liều khởi đầu là 500mg/lần/ngày, còn liều của insulin được điều chỉnh tùy theo đường huyết.
- Người cao tuổi, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể: Liều bắt đầu cần dè dặt tùy theo chức năng thận của bệnh nhân, không nên điều trị tới liều tối đa.
- Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị trong 4 tuần ở liều tối đa metformin, cần thêm dần một sulfonylurê uống. Khi điều trị phối hợp với liều tối đa của cả 2 thuốc, mà người bệnh không đáp ứng trong 1 - 3 tháng, thì thường phải ngừng điều trị bằng thuốc uống chống đái tháo đường và bắt đầu dùng insulin.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với metformin hoặc các thành phần khác.
- Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm acid chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, có hoặc không có hôn mê (kể cả nhiễm acid - ceton do đái tháo đường).
- Giảm chức năng thận do bệnh thận, hoặc rối loạn chức năng thận.
- Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.
- Bệnh hô hấp nặng với giảm oxygen huyết, bệnh gan nặng
- Phải ngừng tạm thời metformin khi tiến hành phẫu thuật hoặc chiếu chụp X quang có tiêm các chất cản quang có iod vì sử dụng những chất này có thể ảnh hưởng cấp tính chức năng thận.
- Hoại thư, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng, trẻ em dưới 10 tuổi.
Tương tác thuốc:
- Furosemid làm tăng nồng độ tối đa của metformin trong huyết tương và trong máu mà không làm thay đổi hệ số thanh thải thận của metformin trong nghiên cứu dùng một liều duy nhất.
- Metformin có khả năng tương tác với những thuốc cationic (amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, quinin, ranitidin, triamteren, trimethoprim và vancomycin) do cạnh tranh với nhau qua hệ thống chung ở ống thận.
- Rượu: Không uống rượu khi dùng metformin vì làm tăng nguy cơ nhiễm toan acid lactic.
- Acarbose và các chất gôm có thể làm giảm hấp thu metformin hydrochlorid.
- Cimetidin: Tránh phối hợp metformin với cimetindin do nồng độ đỉnh của metformin trong huyết tương và trong máu toàn phần tăng.
- Nifedipin: Sử dụng cùng lúc metformin và nifedipin ở người khỏe mạnh làm tăng hấp thu và tăng bài tiết metforrrtin qua nước tiểu.
- Các thuốc gây tăng đường huyết như thiazid, corticosteroid có thể dẫn đến mất kiểm soát đường huyết.
Tác dụng phụ:
Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, táo bón, nôn, miệng có vị kim loại.
Tác động trên da: đỏ da, ngứa, mề đay, phát ban.
Các tác dụng khác: tăng enzym gan, nhức đầu, chóng mặt, giảm hấp thu Vitamin B12 và acid folic trong đường tiêu hóa khi dùng điều trị kéo dài.
Ngoài ra, thuốc có thể gây nhiễm acid lactic.
Thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Chưa có bình luận