Thành phần
Pyridostigmine 60mg
Chỉ định
Ðiều trị bệnh nhược cơ cơ năng, tắc ruột do liệt ruột và bí tiểu sau phẫu thuật.
Cách dùng
Cần chú ý rằng Mestinon chỉ có dạng viên nén bao đường 60 mg và không thể bẻ viên.
Liều dùng
Bệnh nhược cơ cơ năng:
Người lớn: Liều 30–120 mg chia thành nhiều lần trong ngày đến khi đạt được hiệu quả tối đa của thuốc (ví dụ uống thuốc vào buổi sáng khi ngủ dậy và uống trước bữa ăn). Thời gian duy trì tác dụng của một liều thuốc thường là 3–4 giờ vào ban ngày nhưng có thể kéo dài hơn (khoảng 6 giờ) khi uống trước khi đi ngủ. Tổng liều 1 ngày thường trong khoảng 5–20 viên nhưng một số bệnh nhân có thể cần liều cao hơn.
Trẻ em: Trẻ em dưới 6 tuổi nên dùng liều khởi đầu là 30 mg; trẻ em 6–12 tuổi nên dùng 60 mg. Nên tăng liều từ từ, mỗi ngày tăng 15–30 mg cho đến khi đạt được hiệu quả tối đa. Tổng liều 1 ngày thường trong khoảng 30–360 mg.
Các chỉ định khác (tắc ruột do liệt ruột và bí tiểu sau phẫu thuật):
Người lớn: Liều thông thường là 60–240 mg/ngày.
Trẻ em: Liều thông thường là 15–60 mg/ngày. Tần suất uống thuốc có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân.
Đối tượng đặc biệt
Người cao tuổi: Không có khuyến cáo liều lượng đặc biệt dành cho người cao tuổi.
Suy thận: Mestinon chủ yếu được bài tiết ở dạng không đổi qua thận, do đó cần giảm liều cho bệnh nhân có bệnh thận và nên chỉnh lại liều để đạt được hiệu quả điều trị.
Suy gan: Không có khuyến cáo liều lượng đặc biệt dành cho bệnh nhân suy gan.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Tác dụng phụ
Mắt: Giãn đồng tử, tăng tiết nước mắt, rối loạn khả năng điều tiết của mắt.
Tim: Rối loạn nhịp tim, ngất, hạ huyết áp.
Hô hấp: Tăng bài tiết dịch phế quản kèm theo co thắt phế quản.
Da: Mày đay (thường mất đi sau khi ngừng thuốc), tăng tiết mồ hôi.
Cơ xương khớp và mô liên kết: Yếu cơ, run, co cứng cơ hoặc nhược cơ.
Thận và tiết niệu: Tiểu gấp.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với hoạt chất, bromide hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.
Bị tắc nghẽn cơ học đường tiêu hoá hay tiết niệu.
Thận trọng khi sử dụng
Cần đặc biệt thận trọng khi dùng Mestinon cho bệnh nhân đang bị tắc nghẽn đường hô hấp như hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Thận trọng khi dùng thuốc cho những đối tượng sau:
-
Rối loạn nhịp tim như chậm nhịp tim và block nhĩ thất (bệnh nhân cao tuổi dễ bị rối loạn nhịp tim hơn bệnh nhân người trưởng thành trẻ tuổi).
-
Gầy đây bị tắc mạch vành.
-
Hạ huyết áp.
-
Tăng trương thần kinh đối giao cảm.
-
Loét đường tiêu hóa.
-
Động kinh hoặc Parkinson.
-
Cường giáp.
Bệnh nhân nhược cơ cơ năng khi dùng một liều tương đối lớn Mestinon có thể cần uống thêm atropine hoặc thuốc kháng cholinergic khác để trung hòa một phần tác dụng muscarinic. Việc làm giảm nhu động dạ dày–ruột bằng cách uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của Mestinon.
Ở tất cả bệnh nhân, phải ghi nhớ khả năng gặp các triệu chứng cholinergic do quá liều Mestinon hoặc do bệnh nặng hơn có thể xảy ra (các triệu chứng này khác so với triệu chứng của nhược cơ). Cả hai triệu chứng này đều có chung biểu hiện là tình trạng yếu cơ gia tăng nhưng đối với triệu chứng của nhược cơ thì cần được điều trị với thuốc kháng cholinesterase tích cực hơn. Trong trường hợp có các triệu chứng cholinergic, cần ngưng điều trị ngay lập tức và dùng các biện pháp hỗ trợ thích hợp bao gồm cả hỗ trợ hô hấp.
Nhu cầu Mestinon được giảm đáng kể sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức hoặc khi đang áp dụng một số phương pháp trị liệu khác (dùng steroid, thuốc ức chế miễn dịch).
Bệnh nhân có bệnh lý di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, thiếu hụt men Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose–galactose không nên dùng thuốc này.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Do pyridostigmine bromide hoặc điều trị bệnh nhược cơ cơ năng không thỏa đáng có thể gây thu hẹp đồng tử và rối loạn điều tiết của mắt nên điều trị với Mestinon có thể làm suy giảm thị giác, do đó ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc.
Thời kỳ mang thai
Tính an toàn của Mestinon khi sử dụng cho phụ nữ có thai chưa được thiết lập.
Mặc dù phản ứng có hại có thể xảy ra với người mẹ và em bé so với lợi ích tiềm tàng phải được tính toán trong tất cả các trường hợp, nhưng chưa phát hiện tác dụng không mong muốn nào của thuốc trong giai đoạn mang thai khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai bị nhược cơ cơ năng.
Pyridostigmine bromide qua được hàng rào nhau thai nên tránh dùng quá liều pyridostigmine bromide; nên kiểm tra các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra với trẻ sơ sinh.
Dùng pyridostigmine bromide đường tiêm tĩnh mạnh có thể làm tăng co bóp tử cung (đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ).
Mức độ nặng của bệnh nhược cơ cơ năng thường xuyên thay đổi đáng kể nên cần đặc biệt thận trọng để tránh gặp phải các triệu chứng cholinergic do quá liều thuốc, nhưng mặt khác cũng cần thận trọng ở cả những bệnh nhân không phải là phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú
Tính an toàn của Mestinon khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú chưa được thiết lập.
Các quan sát chỉ ra rằng chỉ có một lượng rất nhỏ Mestinon được tiết vào sữa mẹ. Tuy nhiên vẫn cần chú ý có thể xảy ra tác dụng không mong muốn cho trẻ đang bú mẹ.
Tương tác thuốc
Thuốc ức chế miễn dịch: Nhu cầu pyridostigmine bromide có thể giảm khi áp dụng thêm phương pháp trị liệu khác (như dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc steroid) mặc dù nồng độ đỉnh trong huyết tương và AUC của pyridostigmine có thể giảm bởi liều cao của corticosteroids.
Methylcellulose: Methylcellulose và thuốc chứa tá dược methylcellulose có thể ức chế hoàn toàn hấp thu của pyridostigmine bromide.
Kháng muscarinics: Atropine và hyoscine đối kháng tác dụng muscarine của pyridostigmine bromide. Nên lưu ý rằng nhu động dạ dày–ruột bị giảm bởi các thuốc này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của pyridostigmine bromide.
Thuốc giãn cơ: Pyridostigmine đối kháng tác dụng của các thuốc giãn cơ không khử cực (ví dụ: pancuronium và vecuronium). Pyridostigmine có thể kéo dài hiệu quả của các thuốc giãn cơ khử cực (ví dụ: suxamethonium).
Các thuốc khác: Kháng sinh nhóm aminoglycoside, thuốc gây mê/gây tê toàn thân hoặc tại chỗ, thuốc chống loạn nhịp và một số thuốc khác tác động đến dẫn truyền thần kinh–cơ có thể ảnh hưởng đến pyridostigmine bromide.
Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30ºC.
Chưa có bình luận