Thành phần:
Empagliflozin 10mg
Chỉ định:
Chỉ định trong điều trị đái tháo đường týp 2 nhằm cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết trong những trường hợp sau:
- Đơn trị liệu: Khi chế độ ăn kiêng và vận động không đủ để kiểm soát đường huyết một cách thích hợp ở những bệnh nhân không phù hợp dùng metformin do không dung nạp.
- Điều trị phối hợp: Phối hợp với các thuốc hạ glucose khác bao gồm insulin khi mà các thuốc này cũng với chế độ ăn kiêng và vận động không đủ để kiểm soát đường huyết một cách thích hợp.
Liều dùng
Liều khởi đầu khuyến cáo là 10 mg empagliflozin một lần trong ngày trong đơn trị liệu và phối hợp với các thuốc hạ glucose khác bao gồm insulin. Ở những bệnh nhân đã dung nạp empagliflozin liều 10 mg một lần trong ngày, có eGFR > 60mL/phút1 ,73m2 và cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn, có thể tăng liều lên 25 mg một lần trong ngày. Liều tối đa mỗi ngày là 25mg.
Khi empagliflozin được sử dụng trong điều trị kết hợp với một sulphonylurea hoặc với insulin, có thể cân nhắc dùng liều sulphonylurea hoặc insulin thấp hơn để làm giảm nguy cơ hạ đường huyết
Các nhóm bệnh nhân đặc biệt
- Suy thận
Do cơ chế tác dụng của thuốc, tác dụng của empaglìlozin phụ thuộc và chức năng thận. Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân có eGFR > 60 mL/phút/1,73 m2 hoặc CrCl > 60 mL/phút.
Không nên dùng khởi đầu empagliflozin trên bệnh nhân có eGFR < 60 mL/phút/1,73m2 hoặc CrCI < 60 mL/phút, Với bệnh nhân dung nạp empagliflozin có eGFR. liên tục rơi vào khoảng dưới 60 mL/phút/1,73m2 hoặc CrCl dưới 60 mL/phút, nên điều chỉnh hoặc duy trì liều 10mg mỗi ngày.
Nên dừng dùng empagliflozin khi eGFR liên tục dưới 45 mL/phút1,73m2 hoặc CrCl dưới 45 mL/phút.
Không nên dùng empagliflozin cho bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối hoặc bệnh nhân phải lọc thận do thuốc được dự đoán là không có tác dụng trên những bệnh nhân này.
- Suy gan
Không cân chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan. Nồng độ empagliflozin tăng ở những bệnh nhân suy gan nặng. Kinh nghiệm điều trị trên bệnh nhân suy gan nặng còn hạn chế, do đó không khuyến cáo dùng thuốc cho nhóm bệnh nhân này.
- Người cao tuổi
Không cần chỉnh liều theo tuổi. Ở bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên, nên xem xét đến khả năng tăng nguy cơ giảm thể tích. Kinh nghiệm điều trị trên những bệnh nhân từ 85 tuổi trở lên còn hạn chế. Không khuyến cáo khởi đầu điều trị empagliflozinở nhóm bệnh nhân này.
- Bệnh nhi
Tính an toàn và hiệu quả của empagliflozin chưa được thiết lập trên trẻ em và thiếu niên. Không có đữ liệu.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Tác dụng phụ
- Rất thường gặp:
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết (khi sử dụng với sulphonylurrea hoặc insulin).
- Thường gặp:
Nhiễm khuẩn và nhiễm kí sinh trùng: Nấm âm đạo, viêm âm hộ và âm đạo, viêm quy đầu và các loại nhiễm khuẩn đường sinh dục khác, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Khát
Các rối loạn da và dưới da: ngứa (nói chung).
Các rối loạn trên thận và đường niệu: Tăng bài niệu.
Cận lâm sàng: Tăng creatinin trong máu/ Giảm mức lọc cầu thận, tăng hematocrit, tăng lipid huyết thanh.
Chống chỉ định
Chưa có bình luận