Thành phần
Dược chất: Metformin hydroclorid 500mg, Glibenclamid 2.5mg.
Công dụng
Điều trị hàng thứ 2 trong đái tháo đường typ 2 ở người lớn khi không kiểm soát được đường huyết bằng chế độ ăn uống, tập luyện đơn thuần và khi sử dụng được phối hợp metformin với glibenclamid.
Cách dùng
Liều lượng
Liều lượng được điều chỉnh tùy theo đường huyết và mức HbA1c của bệnh nhân.
Bắt đầu điều trị:
- Chế độ đơn trị liệu thất bại: Trong trường hợp chế độ đơn trị liệu thất bại với metformin hay một thuốc sulfonylurea, liều khởi đầu thường là 1 viên Hasanbest 500/2.5 mỗi ngày.
- Thay thế liệu pháp kết hợp: Ở những bệnh nhân đã được điều trị kết hợp metformin với sulfonylurea, liều khởi đầu nên là 1 - 2 viên Hasanbest 500/2.5 mỗi ngày. Khuyến cáo nên bắt đầu với liều thấp hơn liều của những thành phần khi kết hợp để giảm nguy cơ hạ đường huyết.
Điều chỉnh liều:
Nên điều chỉnh liều mỗi 2 tuần hoặc hon, mỗi lần tăng 1 viên, dựa theo kết quả đường huyết. Việc tăng liều từ từ có thể cải thiện sự dung nạp ở đường tiêu hóa và ngăn ngừa hạ đường huyết.
Liều tối đa:
Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và mức độ dung nạp của bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa khuyến cáo là 2000 mg/ngày.
Liều lượng ở một số đối tượng lâm sàng đặc biệt:
- Người cao tuổi: Điều chỉnh liều phù hợp với chức năng thận (bắt đầu với 1 viên Hasanbest 500/2.5) và thường xuyên theo dõi chức năng thận.
- Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho trẻ em.
- Bệnh nhân suy thận:
+ Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với thuốc chứa metformin và đánh giá định kỳ sau đó (ít nhất mỗi năm 1 lần). Bệnh nhân suy thận và người cao tuổi, chức năng thận nên được đánh giá thường xuyên hơn (3 - 6 tháng/lần).
+ Liều tối đa của metformin nên được chia 2-3 lần/ngày. Nếu không có chế phẩm phối hợp với liều phù hợp, nên dùng kết hợp các thuốc riêng lẻ.
+ Chống chỉ định trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 ml/phút/1,73m2.
+ Không khuyến cáo khởi đầu điều trị ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30 - 45 ml/phút/1,73m2.
+ Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 ml/phút/1,73m2, đánh giá nguy cơ - lợi ích khi tiếp tục điều trị.
+ Ngưng sử dụng thuốc nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30 ml/phút/1,73m2
- Ngưng sử dụng thuốc khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod: Trên những bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30 - 60 ml/phút/1,73m2, bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim, hoặc trên những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngưng thuốc trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang chứa iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48 giờ, sử dụng lại thuốc nếu chức năng thận ổn định
Cách dùng
Thuốc nên được uống cùng với bữa ăn. Việc dùng thuốc có thể điều chỉnh theo thói quen của bệnh nhân. Tuy nhiên, nên uống thuốc cùng với bữa ăn giàu carbohydrat để tránh hạ đường huyết đột ngột. Nếu dùng đồng thời với thuốc có chứa acid mật, Hasanbest 500/2.5 nên được dùng trước tối thiểu 4 giờ để tránh giảm hấp thu.
- Liều 1 viên/ngày: uống vào buổi sáng.
- Liều 2 hoặc 4 viên/ngày: uống vào buổi sáng và buổi chiều.
- Liều 3 viên/ngày: Uống vào buổi sáng, trưa và chiều.
- Nếu bệnh nhân quên dùng thuốc, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống liều tiếp theo như thường lệ. Không uống liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
- Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.
- Không nên vứt bỏ thuốc vào nước thải hay rác sinh hoạt. Hỏi ý kiến dược sĩ cách bỏ thuốc không sử dụng nữa. Những biện pháp này sẽ giúp bảo vệ môi trường.
Chống chỉ định
- Quá mẫn với metformin hydroclorid, glibenclamid, những sulfonylure, sulfonamid khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
- Đái tháo đường tiền hôn mê.
- Suy thận nặng (eGFR dưới 30 ml/phút/1,73m2)
- Những tình trạng cấp tính làm thay đổi chức năng thận: mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc, dùng các chất cản quang chứa iod.
- Bệnh cấp tính hoặc mạn tính gây thiếu oxy ở mô như suy tim, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim gần đây, sốc, mất máu cấp tính, nhiễm trùng huyết, hoại tử.
- Đại phẫu.
- Suy gan, ngộ độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Rối loạn chuyển hóa galactose bẩm sinh, thiếu men lactase hoặc hội chứng rối loạn hấp thu glucose-galactose.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Các thuốc có chứa miconazol.
Chưa có bình luận