Thành phần
Metformin hydrochlorid 500 mg
Glibenclamid 5mg
Chỉ định
Điều trị đái tháo đường tỷp II ở người lớn
Dùng trong điều trị bước hai, khi chế độ ăn, tập thể dục và điều trị bước đầu với metformin hoặc glibenclamid chống mang lại hiệu
quả kiểm soát đường huyết thích hợp.
Dùng để thay thế phác đồ điều trị kết hợp trước đó với metformin và glibenclamid ỏ bệnh nhân có đường huyết ổn định và được kiểm soát tốt.
Liều dùng
Tổng quát:
Cũng như tất cả các thuốc hạ đường huyết, liều dùng cho mỗi bệnh nhân phụ thuộc vào sự đáp ứng chuyển hóa của từng cá thể (đường huyết, HbA1c).
Điều trị bước hai:
Người lớn có chức năng thận bình thường (độ lọc cầu thận ước lượng (eGFR) ≥ 90 mL/phút/1,73 m2)
Khởi đầu điều trị
Liều khởi đầu là 1 viên Glucovance 500 mg/2,5 mg hoặc Glucovance 500 mg/5 mg ngày một lần. Để tránh hạ đường huyết, liều khởi đầu không được vượt quá liều hàng ngày của glibenclamid (hoặc liều tương đưong của sulphonylurea khác) hoặc metformin đã dùng trước đó.
Thay thế phác đồ điều trị kết hợp trước đó với metformin và glibenclamid
Điều trị với sản phẩm kết hợp nên bắt đầu với liều tương đương liều của metformin và glibenclamid trước đây trên từng cá thể, liều lượng được tăng từ từ dựa trên kết quả xét nghiệm đường huyết.
Điều chỉnh liều
Liều lượng nên được điều chỉnh mỗi 2 tuần hoặc lâu hơn, lượng gia tăng không quá 1 viên, phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm đường huyết. Sự tăng liều từ từ có thể giúp dung nạp ở dạ dày ruột và ngăn ngừa sự khởi phát cơn hạ đường huyết.
Liều tối đa hằng ngày
Liều tối đa được khuyến cáo là 2000 mg metformin hydrochlorid/20 mg glibenclamid mỗi ngày.
Kết hợp với liệu pháp insulin: Không có dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng đồng thời thuốc này với liệu pháp insulin.
Suy thận
Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với các sản phẩm chứa metformin và đánh giá định kỳ sau đó.
Cỏ thể xem xét giảm liều metformin tùy theo sự suy giảm chức năng thận trên bệnh nhân có eGFR trong khoảng 60-89 mL/phút/1,73 m2. Glucovance có thể sử dụng trên bệnh nhân suy thận có eGFR trong khoảng 30-59 mL/phút/1,73 m2 chỉ trong trường hợp không có các điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic và theo sự chỉnh liều như sau: Liều hàng ngày tối đa là 1000 mg metformin và 100mg glibenclamid.
Không khuyến cáo khởi đầu điều trị ở bệnh nhân có eGFR trong khoảng 30-44 mL/phút/1,73 m2.
Chống chỉ định Glucovance trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73m2.
Người lớn tuổi
Liều dùng của Glucovance nên được điều chỉnh dựa trên các thông số chức năng thận (bắt đầu với Glucovance 500 mg/2,5 mg); cần thường xuyên kiểm tra chức năng thận (xem mục Thận trọng khi sử dụng). Bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên: liều khởi đầu và liều duy trì của glibenclamid phải được điều chỉnh cẩn thận để giảm nguy cơ hạ đường huyết. Nên bắt đầu điều trị với liều thấp nhất có sẵn và tăng dần liều nếu cần
Trẻ em
Không khuyên dùng Glucovance cho trẻ em
Cách dùng thuốc
Số lần dùng thuốc phụ thuộc vào liều lượng của từng bệnh nhân:
- Một lần mỗi ngày, dùng vào bữa điểm tâm sáng, đối với liều dùng là 1 viên/ngày
- Hai lần một ngày, buổi sáng và tối, đối với liều dùng là 2 hoặc 4 viên/ngày
- Ba lần một ngày, vào buổi sáng, trưa và tối, đối với liều dùng là 3 viên/ngày.
Nên uống thuốc vào bữa ăn. Số lần dùng thuốc nên được điều chỉnh dựa trên thói quen ăn uống của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, sau mỗi khi uống thuốc, phải dùng kèm một bữa ăn chứa carbohydrate cao đủ để ngăn ngừa sự khởi phát cơn hạ đường huyết.
Khi dùng chung Glucovance với thuốc gắn acid mật, khuyến cáo nên sử dụng Glucovance ít nhất 4 giờ trước khi dùng thuốc gắn acid mật để giảm thiểu nguy cơ giảm hấp thu
Tác dụng phụ
Thường gặp: Rối loạn hệ thống thần kinh: Rối loạn vị giác.
Ít gặp
Các xét nghiệm: Tăng từ nhẹ đến trung bình nồng độ creatinin và ure huyết thanh.
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Các cơn rối loạn chuyển hóa porphyrin gan và loạn chuyển hóa porphyrin biểu hiện ở da.
Chống chỉ định
-
Dị ứng với metformin, glibenclamid, các sulfonylurea khác, sulfonamid hoặc với bất cứ tá dược nào trong thành phần của thuốc.
-
Đái tháo đường typ I, tiền hôn mê đái tháo đường.
-
Bất kỳ thể nào của nhiễm toan chuyển hóa cấp.
-
Suy thận nặng (độ lọc cầu thận ước lượng (eGFR<30ml/phút/1,73 m2).
-
Các trường hợp cấp tính có khả năng làm biến đổi chức năng thận như: Mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc.
-
Bênh có thể gây nên tình trạng thiếu oxy mô như suy tim mất bù, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim gần đây, sốc.
-
Suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
-
Loạn chuyển hóa porphyrin.
-
Cho con bú.
-
Kết hợp với miconazole.
Chưa có bình luận