Thành phần
Amisulpride 400mg
Công Dụng
Chỉ định
Thuốc GAYAX-400 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Ðiều trị bệnh tâm thần phân liệt cấp tính và mạn tính có các triệu chứng dương tính (ví dụ: hoang tưởng, ảo giác, rối loạn suy nghĩ) và/hoặc có các triệu chứng âm tính (ví dụ: rút khỏi đời sống xã hội), bao gồm cả các bệnh nhân có các triệu chứng âm tính chiếm ưu thế.
Dược lực học
Amisulpride có ái lực cao với thụ thể dopamine D2/D3, không có ái lực đối với D1, D4, và D5. Amisulpride cũng không có ái lực đối với thụ thể serotonin, alpha-adrenergic, histamine H1, cholinergic. Amisulpride cũng không gắn vào vị trí sigma.
Ở liều cao, amisulpride ưu tiên chẹn thụ thể dopamine ở cấu trúc viền hơn là ở thể vân.
Ở liều thấp, amisulpride ưu tiên chẹn thụ thể D2/D3 tiền synapse, gây phóng thích dopamine.
Đặc tính dược lý này giải thích cho tác dụng lâm sàng của thuốc trên cả triệu chứng âm tính và dương tính của tâm thần phân liệt.
Dược động học
Hấp thu: Sau khi uống một liều 50 mg, amisulpride có hai đỉnh hấp thu: sau khi uống 1 giờ (nồng độ huyết tương là 39 ± 3 ng/mL) và sau khi uống 3–4 giờ (nồng độ huyết tương là 54 ± 4 ng/mL). Sinh khả dụng tuyệt đối là 48%. Bữa ăn giàu carbohydrate (chứa 68% chất lỏng) làm giảm đáng kể AUC, Tmax và Cmax.
Phân bố: Thể tích phân bố là 5,8 L/kg, gắn kết thấp với protein huyết tương (16%), tương tác dược động học do cạnh tranh gắn kết hầu như không xảy ra.
Chuyển hóa: Amisulpride ít bị chuyển hóa, khoảng 4% liều dùng được chuyển hóa thành các chất không có hoạt tính. Amisulpride không tích lũy và dược động học của thuốc không đổi sau khi uống liều lặp lại.
Thải trừ: Thời gian bán thải khoảng 12 giờ. Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dưới dạng không biến đổi. 50% liều tiêm tĩnh mạch thải trừ qua nước tiểu, trong đó 90% thải trừ trong 24 giờ đầu. Độ thanh thải qua thận là 20 L/giờ hay 330 mL/phút.
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống. Nên uống thuốc trước khi ăn.
Liều dùng
Liều dùng ≤ 300 mg/ngày: Uống 1 lần/ngày.
Liều dùng > 300 mg/ngày: Chia làm 2 lần/ngày.
Bệnh nhân có triệu chứng dương giai đoạn cấp tính: 400–800 mg/ngày. Trong một số trường hợp có thể tăng liều lên đến 1200 mg/ngày. Liều trên 1200 mg/ngày chưa được đánh giá đầy đủ về tính an toàn, do đó không nên sử dụng. Không cần chỉnh liều khi bắt đầu điều trị với amisulpride. Chỉnh liều dùng theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
-
Đối với bệnh nhân có cả 2 loại triệu chứng âm tính và dương tính, nên điều chỉnh liều để kiểm soát tối ưu triệu chứng dương tính.
-
Liều duy trì nên được điều chỉnh theo từng bệnh nhân với liều thấp nhất có hiệu quả.
-
Đối với các bệnh nhân chủ yếu là triệu chứng âm tính, nên dùng liều trong khoảng 50–300 mg/ngày. Chỉnh liều dùng theo đáp ứng của từng bệnh nhân.
Trẻ em: Chống chỉ định cho trẻ em dưới 15 tuổi (trước tuổi dậy thì) do thiếu dữ liệu về an toàn. An toàn và hiệu quả của amisulpride từ tuổi dậy thì đến 18 tuổi chưa được nghiên cứu. Dữ liệu về việc sử dụng amisulpride ở trẻ vị thành niên bị tâm thần phân liệt còn ít. Do đó, không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em từ tuổi dậy thì đến 18 tuổi.
Người cao tuổi: Amisulpride nên được sử dụng thận trọng do nguy cơ hạ huyết áp và an thần. Có thể cần giảm liều nếu có suy thận.
Bệnh nhân suy thận: Amisulprid được thải trừ qua thận.
-
CICr khoảng 30–60 mL/phút: Uống 1/2 liều.
-
ClCr khoảng 10–30 mL/phút: Uống 1/3 liều.
-
Chống chỉ định cho bệnh nhân có CICr < 10 mL/phút.
Bệnh nhân suy gan: Do thuốc được chuyển hóa qua gan ít nên không cần điều chỉnh liều.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Ngưng dùng thuốc và liên lạc ngay với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất. Mang theo viên thuốc cùng với bao bì để bác sĩ biết bạn đã uống thuốc gì và có biện pháp xử lý kịp thời.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Theo dõi bệnh nhân và có biện pháp nâng đỡ thể trạng phù hợp. Nếu có triệu chứng ngoại tháp nặng, nên dùng các thuốc kháng cholinergic. Theo dõi điện tâm đồ do nguy cơ kéo dài khoảng QT cho đến khi bệnh nhân hồi phục. Thẩm tách máu không hiệu quả đối với quá liều amisulpride.
Tác Dụng Phụ
- Thần kinh: Triệu chứng ngoại tháp (run, co cứng, rối loạn vận động, tăng tiết nước bọt), rối loạn vận động thần kinh cấp tính (vẹo cổ co giật, cơn xoay mắt, cứng hàm), lơ mơ.
-
Tâm thần: Mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, rối loạn cực khoái.
-
Tiêu hóa: Táo bón, buồn nôn, nôn, khô miệng.
-
Nội tiết: Amisulpride làm tăng nồng độ prolactin có thể phục hồi sau khi ngưng thuốc, gây ra tăng tiết sữa, vô kinh, nữ hóa tuyến vú, đau vú, rối loạn cương dương.
-
Tim mạch: Hạ huyết áp.
-
Tăng cân.
-
Thần kinh: Rối loạn vận động muộn đặc trưng bởi vận động không tự chủ nhịp nhàng chủ yếu ở lưỡi và/hoặc mặt, co giật.
-
Chuyển hoá: Tăng đường huyết.
-
Tim mạch: Chậm nhịp tim.
-
Gan: Tăng enzyme gan, chủ yếu là transferase.
-
Miễn dịch: Phản ứng quá mẫn.
-
Huyết học: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt.
-
Chuyển hoá: Tăng triglyceride và cholesterol máu.
-
Tâm thần: Lú lẫn.
-
Thần kinh: Hội chứng an thần ác tính có khả năng gây tử vong.
-
Tim: Kéo dài khoảng QT, loạn nhịp thất như loạn nhịp tim, nhanh thất, có thể dẫn đến rung thất hoặc ngừng tim, đột tử.
-
Mạch máu: Huyết khối tắc mạch, bao gồm thuyên tắc phổi, đôi khi gây tử vong, huyết khối tĩnh mạch sâu.
-
Da và mô dưới da: Phù mạch, mày đay.
-
Hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc GAYAX-400 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Mẫn cảm với amisulpride hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
-
U phụ thuộc prolactin như ung thư vú, u prolactin tuyến yên.
-
U tế bào ưa crôm.
-
Trẻ em dưới 15 tuổi (trước tuổi dậy thì).
-
Phụ nữ có thai và cho con bú.
-
Phụ nữ có khả năng mang thai trừ khi có biện pháp tránh thai phù hợp.
-
Không phối hợp với các thuốc sau vì có thể gây xoắn đỉnh tim: Quinidine, disopyramide, procainamide, amiodarone, sotalol, bepridil, cisapride, sultopride, thioridazine, erythromycin tiêm tĩnh mạch, vincamine tiêm tĩnh mạch, halofantrine, pentamidine, sparfloxacin.
-
Không phối hợp với levodopa.
-
Bệnh nhân suy thận có ClCr < 10 mL/phút.
Thận trọng khi sử dụng
Hội chứng thần kinh ác tính (sốt cao, cứng cơ, rối loạn thần kinh thực vật, tăng CPK…) có thể xảy ra khi dùng thuốc. Bệnh nhân sốt cao, đặc biệt khi dùng liều cao, phải ngưng dùng tất cả các loại thuốc tâm thần.
Bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc đái tháo đường khi bắt đầu điều trị với amisulpride nên theo dõi chặt chẽ đường huyết.
Amisulpride được thải trừ qua thận, do đó cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.
Amisulpride làm hạ thấp ngưỡng động kinh. Nên thận trọng với bệnh nhân có tiền sử động kinh.
Như các thuốc an thần khác, nên đặc biệt thận trọng ở bệnh nhân cao tuổi do nguy cơ hạ huyết áp và an thần. Có thể phải giảm liều do chức năng thận của bệnh nhân bị suy giảm.
Chỉ sử dụng amisulpride cho bệnh nhân Parkinson khi thật sự cần thiết vì sẽ làm tình trạng bệnh Parkinson xấu đi.
Các triệu chứng cai thuốc cấp tính bao gồm buồn nôn, nôn và mất ngủ đã được mô tả sau khi ngừng đột ngột liều cao thuốc an thần. Việc tái phát triệu chứng tâm thần có thể xảy ra và xuất hiện các rối loạn vận động không tự chủ đã được báo cáo. Do đó, khi muốn ngưng thuốc, nên giảm liều dần dần, tránh ngưng đột ngột.
Amisulpride làm kéo dài khoảng QT, có nguy cơ gây loạn nhịp thất nặng như xoắn đỉnh nếu trước đó bệnh nhân đã bị chậm nhịp tim (< 55 nhịp/phút), giảm kali huyết, kéo dài đoạn QT bẩm sinh.
Nên sử dụng thận trọng amisulpride ở bệnh nhân có nguy cơ đột quy.
Người già suy giảm trí nhớ được điều trị với thuốc chống loạn thần làm tăng nguy cơ tử vong.
Một vài trường hợp bị huyết khối tắc mạch (VTE) đã được báo cáo ở bệnh nhân sử dụng thuốc chống loạn thần. Vì bệnh nhân được điều trị thuốc chống loạn thần thường mắc phải các yếu tố nguy cơ của VTE, nên xác định tất cả các yếu tố nguy cơ VTE trước, trong và sau khi sử dụng amisulpride.
Amisulpride làm tăng nồng độ prolactin. Do đó, cần thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử hoặc tiền sử gia đình bị ung thư vú.
Giảm bạch cầu, bạch cầu trung tính và bạch cầu hạt đã được ghi nhận với các thuốc chống loạn thần, bao gồm amisulpride. Nhiễm trùng hay sốt không giải thích được có thể do thuốc ảnh hưởng đến máu và cần thiết phải xét nghiệm máu ngay.
Chế phẩm có chứa lactose monohydrate nên bệnh nhân bị bệnh di truyền hiếm gặp kém dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc rối loạn hấp thu glucose–galactose không nên sử dụng.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Nên thận trọng khi dùng Gayax-400 vì thuốc có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, lơ mơ, ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Dữ liệu lâm sàng sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai còn hạn chế. Do đó, an toàn trên phụ nữ mang thai chưa được thiết lập.
Không khuyến cáo sử dụng thuốc trong thời gian mang thai trừ khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ. Phụ nữ có khả năng mang thai nên trao đổi với bác sĩ về biện pháp ngừa thai hiệu quả trước khi sử dụng thuốc.
Trẻ sơ sinh phơi nhiễm với thuốc chống loạn thần (bao gồm amisulpride) trong 3 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ bị tác dụng không mong muốn bao gồm triệu chứng ngoại tháp và/hoặc triệu chứng cai thuốc với các mức độ nặng nhẹ và thời gian khác nhau. Đã có báo cáo các triệu chứng như kích động, co cứng, giảm trương lực, run, lơ mơ, suy hô hấp hoặc rối loạn ăn. Do đó, trẻ sơ sinh cần được theo dõi cẩn thận.
Thời kỳ cho con bú
Chống chỉ định dùng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú.
Tương tác thuốc
Chống chỉ định phối hợp với các loại thuốc sau đây:
-
Các thuốc có thể gây xoắn đỉnh như thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia (quinidine, disopyramide, procainamide), thuốc chống loạn nhịp nhóm III (amiodarone, sotalol), bepridil, cisapride, sultopride, thioridazine, erythromycin tiêm tĩnh mạch, vincamine tiêm tĩnh mạch, halofantrine, pentamidine, sparfloxacin.
-
Levodopa và các thuốc an thần kinh đối kháng hiệu quả của nhau.
Không nên phối hợp với rượu vì amisulpride làm tăng tác dụng của rượu trên thần kinh trung ương.
Cần thận trọng khi phối hợp với các thuốc làm tăng nguy cơ gây xoắn đỉnh tim:
-
Thuốc làm chậm nhịp tim như thuốc chẹn thụ thể beta, thuốc chẹn kênh calci như diltiazem, verapamil, clonidine, guanfacine, digitalis.
-
Thuốc gây hạ kali huyết như thuốc lợi tiểu làm hạ kali huyết, thuốc kích thích nhuận tràng, amphotericin B tiêm tĩnh mạch, glucocorticoid, tetracosactide.
-
Thuốc an thần kinh như pimozide, haloperidol, imipramine, lithium.
Nên cân nhắc khi phối hợp:
-
Thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc an thần, thuốc mê, thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine H1 thế hệ 1, barbiturate, benzodiazepine và các thuốc chống lo âu khác.
-
Thuốc hạ huyết áp.
-
Chất chủ vận dopamine (như levodopa) vì amisulpride có thể làm giảm tác dụng của các thuốc.
Bảo Quản
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
Chưa có bình luận