Thành phần
- Fluoxetin 20mg.
Tác dụng của thuốc
- Là thuốc chống trầm cảm 2 vòng.
- Cơ chế: ức chế chọn lọc tái hấp thu seretonin của tế bào thần kinh (SSRI). Ngăn chặn sự nhận biết với seretonin nhưng không có tác dụng ngăn chặn norepinephrin trong tế bào tiểu cầu.
- Thời gian tác dụng chậm, cần từ 3 - 5 tuần để thấy hiệu quả đầy đủ. Do vậy, trường hợp trầm cảm nặng không thể thuyên giảm ngay khi sử dụng thuốc.
- Là chất đối kháng của thụ thể muscarinic, histaminergic và α-L-adrenergic, hỗ trợ tác dụng kháng cholinergic, an thần và tác động trên hệ tim mạch giống như những thuốc chống trầm cảm (3 vòng) cổ điển. Tuy nhiên, khả năng liên kết của Fluoxetin với các thụ thể này hoặc thụ thể khác trên màng của tế bào não kém hơn những thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
Chỉ định
Thuốc Flutonin 20 được dùng cho những trường hợp sau:
- Rối loạn trầm cảm có các nguyên nhân khác nhau.
- Chứng ăn vô độ.
- Chứng hoảng loạn.
- Rối loạn ám ảnh - cưỡng bức.
Liều lượng - Cách dùng
- Rối loạn trầm cảm 20mg/lần/ngày.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng bức 20mg/ngày, có thể tăng lên 60mg/ngày nếu cần.
- Chứng ăn vô độ 60mg/ngày. Tối đa 80mg/ngày, người cao tuổi: 60mg/ngày. Chia 1-2 lần/ngày.
Chú ý:
- Nếu sau một vài tuần điều trị, các dấu hiệu lâm sàng không tiến triển thì có thể tăng liều. Nếu liều > 20 mg/ngày thì nên chia làm 2 lần và không nên uống quá 80 mg/ngày. Tác dụng của thuốc chỉ có sau vài tuần (4 - 6 tuần) điều trị với liều đã cho.
- Suy chức năng gan, thận, người lớn tuổi, người mắc nhiều bệnh đồng thời hoặc đang điều trị với nhiều loại dược phẩm khác nhau: Nên dùng liều thấp hơn hoặc dùng ngắt quãng.
- Với cơn trầm cảm cấp tính, thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài từ vài tháng hoặc lâu hơn.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
- Khi quên liều:
+ Dùng liều đó ngay khi nhớ ra.
+ Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định.
+ Không uống gấp đôi liều chỉ định.
- Khi quá liều:
+ Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, hưng cảm nhẹ, chứng kích động, các dấu hiệu kích thích thần kinh trung ương.
+ Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời. Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Sử dụng than hoạt và sorbitol, duy trì hoạt động hô hấp, tim và thân nhiệt. Nếu cần thiết có thể sử dụng thuốc chống co giật như diazepam.
Chống chỉ định
Thuốc Flutonin 20 không được sử dụng cho những trường hợp sau:
- Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức.
- Người có tiền sử động kinh.
- Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút).
- Người bệnh đang sử dụng các thuốc ức chế MAO (dùng hai loại thuốc này phải cách nhau ít nhất 5 tuần).
- Bệnh nhân dưới 18 tuổi.
Tác dụng phụ của thuốc
- Khi bắt đầu điều trị, thường gặp tình trạng bồn chồn, lo lắng hoặc khó ngủ, buồn nôn. Chúng sẽ mất đi khi tiếp tục điều trị.
- Thường gặp: Buồn nôn, phát ban da, chán ăn, mệt mỏi, chóng mặt, ra mồ hôi, liệt dương, bồn chồn, mất ngủ, ngứa, run, không có khả năng xuất tinh.
- Ít gặp: Rối loạn tiêu hóa, khô miệng, nôn, đau đầu, mày đay, phản ứng giống hen, co thắt phế quản, bí tiểu.
- Hiếm gặp: Ngất, bệnh huyết thanh, loạn nhịp tim, mạch nhanh, viêm mạch, phản ứng ngoại tháp, rối loạn vận động, vàng da ứ mật, xơ hóa phổi, phù thanh quản, giảm natri huyết, hội chứng Parkinson, dị cảm, động kinh, hội chứng serotonin, tăng prolactin...
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.
Tương tác thuốc
Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
- Chất ức chế monoamin oxydase (MAO): Gây lú lẫn, sốt cao, kích động, thay đổi ý thức, hôn mê, rối loạn tiêu hóa, co giật nặng hoặc xuất hiện cơn tăng huyết áp, mạch và hô hấp nhanh.
- Các thuốc chuyển hóa bởi enzym cytochrom P450 2D6 và thuốc có chỉ số điều trị hẹp như flecainid, carpamazepin, encainid, vinblastin... và thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Thay đổi dược động học cần điều chỉnh thuốc này ở liều thấp hơn.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, maprotilin hoặc trazodon: Tăng nồng độ thuốc này trong huyết tương.
- Tryptophan: Tăng tình trạng kích động, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.
- Thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh: Tăng nguy cơ tác dụng phụ.
- Các thuốc liên kết nhiều với protein huyết tương (thuốc chống đông máu, digitalis, digitoxin...) làm tăng nồng độ tự do của Fluoxetin trong huyết thanh, dẫn đến tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ.
- Diazepam: Kéo dài nửa đời của diazepam ở một số người bệnh.
- Điều trị sốc điện: Gây cơn co giật kéo dài.
- Phenytoin: Tăng nồng độ lên dẫn đến ngộ độc.
- Lithi có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ lithi trong máu, ngộ độc lithi.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.
Chưa có bình luận