THÀNH PHẦN
Mỗi lọ 5ml có chứa:
Hoạt chất: Gentamicin( dưới dạng Gentamicin sulphat) …………………………. 80 mg
Tá dược: Natri metabisulfit, Natri edeta, Nước cất pha tiêm …………………………. vừa đủ
CHỈ ĐỊNH
Gentamicin thường được dùng phối hợp với các kháng sinh khác (beta-lactam) để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn Gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm, bao gồm:
Nhiễm khuẩn đường mật: Viêm túi mật và viêm đường mật cấp.
Viêm màng trong tim (trong điều trị và dự phòng viêm màng trong tim do streptococci, Enterrococci, Staphylococci).
Viêm màng trong dạ con.
Nhiễm khuẩn huyết.
Viêm màng não.
Viêm phổi.
Viêm tai ngoài, viêm tai giữa.
Viêm các bộ phận trong tiểu khung.
Nhiễm khuẩn ngoài da như bỏng, loét.
Nhiễm khuẩn xương, khớp.
Nhiễm khuẩn trong ổ bụng (bao gồm viêm phúc mạc).
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm thận bể thận cấp).
Gentamicin thường được dùng cùng với các thuốc diệt khuẩn khác để mở rộng phổ tác dụng và tăng hiệu lực điều trị. Gentamicin được phối hợp penicilin trong các nhiễm khuẩn do cầu khuẩn đường ruột và liên cầu gây ra, hoặc phối hợp với một beta-lactam kháng trực khuẩn mủ xanh trong các nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh gây ra, hoặc với metronidazol hay clindamycin trong các bệnh do hỗn hợp các khuẩn ưa khí – kỵ khí gây ra.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh dị ứng với Gentamicin và với các Aminoglycosid khác, nhược cơ.
LIỀU DÙNG – CÁCH DÙNG
Với bệnh nhân có chức năng thận bình thường:
Tiêm bắp theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Người lớn: Tiêm bắp 2-5mg/kg thể trọng/ngày, chia thành 2-3 lần.
Trẻ em: tiêm bắp 3mg/kg thể trọng/ngày, chia thành 3 lần.
Khi không tiêm bắp được thì dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Trường hợp này pha Gentamicin với dung dịch Natriclorid hoặc Glucose đẳng trương theo tỷ lệ 1ml dịch truyền cho 1mg Gentamicin. Thời gian truyền kéo dài từ 30-60 phút. Với người có chức năng thận bình thường, cứ 8 giờ truyền 1 lần; ở người suy thận, khoảng cách thời gian truyền phải dài hơn.
Với bệnh nhân suy thận:
Liều thông thường: Được điều chỉnh theo Clcr như sau:
Clcr ≥ 60 ml/phút: cách 8 giờ/ lần
Clcr 40 – 46 ml/phút: cách 12 giờ/lần
Clcr 20 -40 ml/phút: cách 24 giờ/lần
Clcr< 20 ml/phút: liều nạp (tấn công), sau đố theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh.
THẬN TRỌNG
Độc với các cơ quan thính giác và thận
Tất cả các aminoglycosid đều độc hại đối với cơ quan thính giác và thận. Tác dụng không mong muốn quan trọng thường xảy ra với người bệnh cao tuổi hoặc với người bệnh đã suy thận.
Cần phải điều chỉnh liều, theo dõi rất cẩn thận chức năng thận, thính giác, tiền đình cùng với nồng độ gentamicin trong máu ở người sử dụng liều cao và kéo dài, ở trẻ em, trẻ sơ sinh, người cao tuổi và suy thận.
Người bệnh có rối loạn chức năng thận, rối loạn thính giác… có nguy cơ bị độc hại với cơ quan thính giác nhiều hơn. Nguy cơ nhiễm độc thận thấy ở người bị hạ huyết áp hoặc có bệnh về gan hoặc phụ nữ.Ở người bệnh cho dùng nhiều liều gentamicin trong phác đồ điều trị hàng ngày, nên điều chỉnh liều để tránh nồng độ đỉnh trong máu trên 10 microgam/ml và nồng độ đáy (trước khi tiêm liều tiếp theo) vượt quá 2 microgam/ml.
Phản ứng dị ứng
Phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi dùng gentamicin. Có thể xảy ra dị ứng chéo giữa các thuốc trong nhóm aminoglycosid.
Dùng trong khi gây mê
Tình trạng ngưng thở kéo dài hay ngưng thở thứ phát nên được chú ý, giám sát khi dùng gentamicin cho bệnh nhân đang được gây mê trong khi dùng đồng thời với thuốc chẹn thần kinh cơ như suxamethonium (succinylcholine), tubocurarine or decamethonium. Điều này cũng được áp dụng với những bệnh nhân được truyền một lượng lớn máu citrat.
Rối loạn thần kinh cơ
Phải sử dụng rất thận trọng nếu có chỉ định bắt buộc ở những người bị nhược cơ nặng, bị parkinson hoặc có triệu chứng yếu cơ.
Việc điều trị bằng gentamicin có thể làm tăng sự phát triển của những chủng không nhạy cảm. Khi đó, cần bắt đầu điều trị bằng một liệp pháp thích hợp.
Sử dụng ở trẻ em, người cao tuổi
Cần thận trọng khi sử dụng gentamicin ở trẻ sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi. Cần phải điều chỉnh liều, theo dõi chức năng thận, thính giác, tiền đình cùng với nồng độ gentamicin trong máu.
Thận trọng với thành phần natri metabisulfit làm tá dược: thận trọng khi dùng vì có thể (hiếm khi) gây ra các phản ứng quá mẫn và co thắt phế quản.
Các khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: tất cả các Aminoglycosid đều qua nhau thai và có thể gây độc thận cho thai, có thể gây điếc thai, vì vậy không nên sử dụng.
Thời kỳ cho con bú: các Aminoglycosid được bài tiết vào sữa với lượng nhỏ, tuy nhiên được hấp thu kém qua đường tiêu hoá và chưa có tư liệu về vấn đề độc hại đối với trẻ đang bú mẹ.
Ảnh hưởng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Không dùng thuốc khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc.
Chưa có bình luận