Thành phần
Omeprazole 20mg
Chỉ định:
Giảm chứng khó tiêu do acid.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản
Điều trị loét đường tiêu hóa.
Điều trị loét do thuốc kháng viêm không steroid.
Hội chứng Zollinger-Ellison.
Phòng ngừa sự hít phải acid trong suốt quá trình gây mê thông thường.
Liều dùng:
- Giảm chứng khó tiêu do acid: 10 hoặc 20 mg/ngày trong 2-4 tuần.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Liều thông thường: 20 mg/lần/ngày x 4 tuần, thêm 4-8 tuần nếu chưa khỏi hoàn toàn. Có thể dùng liều 40 mg/ngày nếu viêm thực quản dai dẳng.
Liều duy trì: 20 mg x 1 lần/ngày (sau khi khỏi viêm thực quản) và 10 mg/ngày (sau khi khỏi chứng trào ngược acid).
- Loét đường tiêu hóa:
Liều đơn: 20 mg/ngày, hoặc 40 mg/ngày (trường hợp nặng). Tiếp tục điều trị trong 4 tuần (loét tá tràng) và 8 tuần (loét dạ dày).
Liều duy trì: 10-20 mg x 1 lần/ngày.
- Diệt pylori trong loét đường tiêu hóa: Omeprazole có thể được phối hợp với các thuốc kháng sinh khác trong liệu pháp đôi (Omeprazole 20 mg x 2 lần/ngày x 2 tuần) hay ba thuốc (Omeprazole 20 mg x 2 lần/ngày x 1 tuần).
- Loét do thuốc kháng viêm không steroid: 20 mg/ngày.
- Hội chứng Zollinger-Ellison: 60 mg x 1 lần/ngày, điều chỉnh khi cần thiết.
Thuốc nên được uống nguyên viên và không nên nghiền hay nhai.
Tác dụng phụ
Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt; buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng
Chống chỉ định
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng khi sử dụng
Loại trừ bệnh lý ác tính trước khi điều trị bằng omeprazole.
Không khuyến cáo dùng phối hợp thuốc ức chế bơm proton (PPI) và atazanavir, clopidogrel.
Omeprazole có thể làm giảm sự hấp thu của vitamin B12
Hạ magnesi huyết có thể xảy ra do điều trị lâu dài hoặc phải dùng chung thuốc khác như digoxin hay thuốc gây hạ magnesi huyết (như thuốc lợi tiểu).
Sử dụng omeprazole liều cao > 1 năm có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và xương sống.
Thai kỳ: Không khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu) và cho con bú
Chưa có bình luận