Thành phần
Thành phần hoạt chất: một viên chứa 80mg valsartan.
Công dụng
Tăng huyết áp
Điều trị tăng huyết áp.
Suy tim
Điều trị suy tim (độ II - IV theo phân loại của Hiệp hội Tim New York - NYHA) ở bệnh nhân đang điều trị chuẩn với thuốc lợi tiểu, digitalis kèm với hoặc thuốc chẹn beta hoặc thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) nhưng không phải dùng cả hai; không bắt buộc có tất cả điều trị chuẩn này.
Diovan cải thiện tỷ lệ mắc bệnh ở những bệnh nhân này, chủ yếu qua việc làm giảm thời gian nhập viện do suy tim. Diovan còn làm chậm sự tiến triển suy tim, cải thiện độ suy tim chức năng theo phân loại của NYHA, cải thiện phân suất tống máu, giảm dấu hiệu và triệu chứng của suy tim và cải thiện chất lượng sống so với khi dùng giả dượ
Sau nhồi máu cơ tim
Diovan được chỉ định để cải thiện sự sống còn sau nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân ổn định về lâm sàng có các dấu hiệu, triệu chứng hoặc biểu hiện X-quang về suy thất trái và/hoặc có rối loạn chức năng tâm thu thất trái (xem phần ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC).
Cách dùng - Liều dùng
Liều dùng
Người lớn
Tăng huyết áp
Liều khuyến cáo của Diovan là 80mg hoặc 160mg viên nén bao phim, 1 lần/ngày, không phân biệt chủng tộc, tuổi hoặc giới tính. Tác dụng chống tăng huyết áp thể hiện rõ trong vòng 2 tuần và tác dụng tối đa ghi nhận được sau 4 tuần, ở những bệnh nhân mà huyết áp không được kiểm soát thỏa đáng, có thể tăng liều hàng ngày đến 320mg viên nén bao phim hoặc có thể thêm thuốc lợi tiểu.
Cũng có thể dùng Diovan với các thuốc chống tăng huyết áp khác.
Suy tim
Liều khởi đầu khuyến cáo của Diovan là 40mg viên nén bao phim, 2 lần/ngày. Tăng liều lên đến 80mg - 160mg, 2 lần/ngày ở bệnh nhân dung nạp được liều cao nhất này. Cần xem xét giảm liều của thuốc lợi tiểu dùng đồng thời. Liều tối đa/ngày được dùng trong các thử nghiệm lâm sàng là 320mg chia làm nhiều lần.
Khi đánh giá bệnh nhân bị suy tim phải luôn bao gồm đánh giá chức năng thận.
Sau nhồi máu cơ tim
Điều trị có thể bắt đầu sớm 12 giờ sau khi bị nhồi máu cơ tim. Sau liều khởi đầu 20mg, 2 lần/ngày, điều trị bằng valsartan nên được điều chỉnh thành 40mg, 80mg và 160mg viên nén bao phim, 2 lần/ngày trong các tuần sau. Liều khởi đầu được cho bằng viên nén 40mg có thể bẻ được.
Liều đích tối đa là 160mg, 2 lần/ngày. Nói chung, bệnh nhân được khuyến cáo đạt được mức liều 80mg, 2 lần/ngày 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị và liều đích tối đa đạt được sau 3 tháng, dựa trên sự dung nạp của bệnh nhân đối với valsartan trong suốt thời gian tăng liều. Nếu xảy ra hạ huyết áp triệu chứng hoặc rối loạn chức năng thận cần xem xét giảm liều.
Valsartan có thể dùng ở bệnh nhân đã được điều trị bằng các thuốc khác sau nhồi máu cơ tim ví dụ thuốc làm tan huyết khối, acid acetylsalicylic, thuốc chẹn beta hoặc các statin.
Khi đánh giá bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim phải luôn bao gồm đánh giá chức năng thận.
LƯU Ý đối với tất cả chỉ định: không cần điều chỉnh liều đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận hoặc bệnh nhân bị suy gan không do đường mật và không bị ứ mật.
Sử dụng ở trẻ em và thiếu niên
Độ an toàn và hiệu quả của Diovan chưa được xác định ở trẻ em và thiếu niên (dưới 18 tuổi).
Sử dụng ở bệnh nhân suy thận
Không cần chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinine > 10 ml/phút.
Sử dụng ở bệnh nhân suy gan
Liều dùng không được vượt quá 80mg cho bệnh nhân suy gan nhẹ đến trung bình không kèm theo tắc mật.
Cách dùng
Diovan nên uống cách xa bữa ăn và nên dùng kèm với nước.
Chống chỉ định
Được biết quá mẫn cảm với valsartan hoặc với bất kỳ tá dược nào của Diovan.
Phụ nữ có thai (xem phần PHỤ NỮ CÓ KHẢ NĂNG MANG THAI, PHỤ NỮ CÓ THAI, CHO CON BÚ, VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN).
Sử dụng đồng thời thuốc đối kháng thụ thể angiotensin (ARB) - bao gồm Diovan - hoặc thuốc ức chế men chuyển (ACEI) với aliskiren ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (xem phần TƯƠNG TÁC,TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC, mục Thuốc phong tỏa kép hệ Renin Angiotensin RAS).
Bệnh nhân suy gan nặng, xơ gan nặng, xơ gan ứ mật.
Tác dụng phụ
Trong các nghiên cứu lâm sàng có kiểm chứng trên bệnh nhân bị tăng huyết áp, tần suất chung bị các phản ứng phụ (ADRs) được so sánh với giả dược và phù hợp với tính chất dược lý của valsartan. Tần suất của các phản ứng phụ không liên quan đến liều dùng hoặc thời gian điều trị và cũng cho thấy không có liên quan với giới tính, tuổi tác hoặc chủng tộc.
Các phản ứng phụ được báo cáo từ các nghiên cứu lâm sàng, kinh nghiệm hậu mãi và các kết quả cận lâm sàng được liệt kê dưới đây theo nhóm hệ thống cơ quan.
Các phản ứng phụ được xếp loại theo tần suất, đầu tiên là hay gặp nhất, sử dụng quy ước sau đây: rất hay gặp (≥ 1/10); hay gặp (≥ 1/100 và < 1/10); ít gặp (≥ 1/1,000 và < 1/100); hiếm gặp (≥ 1/10,000 và < 1/1,000); rất hiếm gặp (< 1/10,000) bao gồm cả các báo cáo lẻ tẻ. Với mỗi nhóm tần suất, các phản ứng phụ được xếp loại theo thứ tự độ nghiêm trọng giảm dần.
Đối với các phản ứng phụ được báo cáo từ kinh nghiệm hậu mãi và các kết quả cận lâm sàng không thể sắp xếp vào bất cứ tần suất phản ứng phụ nào và do đó chúng được đề cập với tần suất “chưa biết”.
Tăng huyết áp
Bảng 1: Phản ứng bất lợi trên tăng huyết áp
Rối loạn về máu và hệ bạch huyết
Chưa biết: Giảm hemoglobin, giảm hematocrit, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, giảm tiểu cầu
Rối loạn về hệ miễn dịch
Chưa biết: Quá mẫn cảm bao gồm bệnh huyết thanh
Rối loạn về chuyển hóa và dinh dưỡng
Chưa biết: Tăng kali huyết, hạ natri huyết
Rối loạn về tai và mê đạo
Ít gặp: Chóng mặt
Rối loạn về mạch máu
Chưa biết: Viêm mạch máu
Rối loạn về hô hấp, ngực và trung thất
Ít gặp: Ho
Rối loạn về tiêu hóa
Ít gặp: Đau bụng
Rối loạn về gan mật
Chưa biết: Xét nghiệm chức năng gan bất thường bao gồm tăng bilirubin huyết.
Rối loạn về da và mô dưới da
Chưa biết: Phù mạch, viêm da bóng nước, ban, ngứa
Rối loạn về cơ xương và mô liên kết
Chưa biết: Đau cơ
Rối loạn về thận và tiết niệu
Chưa biết: Giảm chức năng thận và suy thận, tăng creatinine huyết
Rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ dùng thuốc
Ít gặp: Mệt mỏi
Các biến cố sau đây cũng được quan sát thấy trong các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tăng huyết áp bất kể mối liên quan của chúng với thuốc nghiên cứu: đau khớp, suy nhược, đau lưng, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, giảm dục năng, buồn nôn, phù, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm vi rút.
Suy tim và/hoặc sau nhồi máu cơ tim
Độ an toàn được quan sát thấy trong các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát trên bệnh nhân suy tim và/hoặc sau nhồi máu cơ tim khác với độ an toàn được quan sát thấy ở các bệnh nhân bị tăng huyết áp. Điều này có thể liên quan đến bệnh có sẵn của bệnh nhân. Các phản ứng phụ xảy ra ở các bệnh nhân suy tim và/hoặc sau nhồi máu cơ tim được liệt kê dưới đây.
Bảng 2: Phản ứng bất lợi trên suy tim và/hoặc sau nhồi
máu cơ tim
Rối loạn về máu và hệ bạch huyết
Chưa biết: Giảm tiểu cầu
Rối loạn về hệ miễn dịch
Chưa biết: Quá mẫn cảm bao gồm bệnh huyết thanh
Rối loạn về chuyển hóa và dinh dưỡng
Ít gặp: Tăng kali huyết#
Rối loạn về hệ thần kinh
Hay gặp: Chóng mặt, chóng mặt khi thay đổi tư thế
Ít gặp: Ngất, đau đầu
Rối loạn về tai và mê đạo
Ít gặp: Chóng mặt
Rối loạn về tim
Ít gặp: Suy tim
Rối loạn về mạch máu
Hay gặp: Hạ huyết áp, hạ huyết áp tư thế đứng
Chưa biết: Viêm mạch máu
Rối loạn về hô hấp, ngực và trung thất
Ít gặp: Ho
Rối loạn về tiêu hóa
Ít gặp: Buồn nôn, tiêu chảy
Rối loạn về gan mật
Chưa biết: Xét nghiệm chức năng gan bất thường
Rối loạn về da và mô dưới da
Ít gặp: Phù mạch
Chưa biết: Viêm da bóng nước, ban, ngứa
Rối loạn về cơ xương và mô liên kết
Chưa biết: Đau cơ
Rối loạn về thận và tiết niệu
Hay gặp: Giảm chức năng thận và suy thận
Ít gặp: Suy thận cấp, tăng creatinine huyết
Chưa biết: Tăng Urê huyết
Rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ dùng thuốc
Ít gặp: Suy nhược, mệt mỏi
# Tăng kali huyết (chưa biết tần suất) - theo báo cáo sau khi
đưa thuốc ra thị trường.
Các phản ứng sau đây cũng được quan sát thấy trong các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân suy tim và/hoặc sau nhồi máu cơ tim bất kể mối liên quan của chúng với thuốc nghiên cứu: đau khớp, đau bụng, đau lưng, mất ngủ, bất lực, giảm bạch cầu trung tính, phù, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm vi rút.
Chưa có bình luận